Chị Nguyễn Thị Liễu, thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

Chị Nguyễn Thị Liễu, thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

(HBĐT) - Cần mẫn, chất phác là cảm nhận ban đầu khi gặp và trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Liễu (ảnh), thôn Đồng Kẹ, xã Hợp Châu (Lương Sơn).

 

Đưa khách đi thăm quan cơ sở sản xuất móc vòng do chị làm chủ, nhìn hàng trăm chị em đang miệt mài làm việc, chị không giấu được niềm vui: Mình quê gốc ở Hà Tây, nơi đó có nhiều nghề phụ giúp người dân có thêm việc làm, tăng nguồn thu cho gia đình. Khoảng 10 năm trước, trong một lần về thăm quê, tôi được biết đến nghề móc vòng. Đây là công việc nhẹ nhàng, phù hợp với lao động nữ lại được bao tiêu sản phẩm nên tôi đã tìm hiểu, học hỏi và liên hệ với công ty được mang về nhà làm. Ở thôn Đồng Kẹ, sản xuất thuần nông, song mùa vụ hầu như người dân không có việc làm. Gia đình tôi nhiều khi cũng chỉ biết đi mò cua, bắt ốc để mong thêm thắt vài đồng chi tiêu. Từ khi có việc làm mới, có được đồng ra, đồng vào 3 mẹ con  phấn khởi lắm. Từ nghề móc vòng đã giúp tôi nuôi được các con khôn lớn, rồi đi học đại học. Bà con trong thôn thấy được hiệu quả công việc đã có những người đến học hỏi, làm theo.

 

        

 

Cơ sở sản xuất móc vòng thôn Đồng Kẹ đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 500 lao động địa phương.

 

Điều đáng quý ở chị Nguyễn Thị Liễu không chỉ là đức tính chịu thương, chịu khó mà còn biết sẻ chia, cảm thông với khó khăn của mọi người. Nhìn cảnh lao động địa phương thiếu việc làm, nhất là với chị em phụ nữ chị trăn trở, mong muốn mình được góp sức giúp bà con. Chính vì vậy, chị luôn nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và vận động chị em cùng làm nghề.

 

Tấm lòng của chị Liễu đã được đền đáp, năm 2010, với sự vào cuộc của Hội Phụ nữ xã, tại chi hội phụ nữ Đồng Kẹ đã thành lập được tổ móc vòng, đặt tại nhà chị Liễu và do chị quản lý, sản phẩm là ra được Công ty móc vòng xã Chúc Sơn (Chương Mỹ - Hà Nội) bao tiêu. Hội đã vận động hội viên phụ nữ đến học và truyền cho nhau cùng học. Để giúp chị em nâng cao tay nghề, có kỹ thuật tốt, năm 2012, Hội phụ nữ đã tham mưu với cấp uỷ, chính quyền xã tổ chức 4 lớp học nghề móc vòng, thu hút 120 phụ nữ tham gia. Từ đó cơ sở sản xuất do chị Liễu làm chủ dần phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động trong và ngoài xã tham gia. Sản phẩm làm ra được thu mua đều đặn, nguyên vật liệu như vòng, sợi, cán được công ty cung cấp. Hiện tại, cơ sở đã thuê được nhà xưởng, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động nữ của 4 xã Hợp Châu, Long Sơn, Tân Thành, Cao Dương. Thu nhập được trả theo sản phẩm. Người ngày công ít cũng được 1 - 2 triệu, người nhiều được 4,5 triệu đồng/ tháng.

 

“Có cơ sở sản xuất móc vòng tại quê hương, chị em rất mừng vì có thêm việc làm lúc nông nhàn. Nghề này phù hợp với lao động nữ bởi công việc nhẹ nhàng, không phải đi làm xa nhà mà vẫn đảm bảo được việc chính là làm nông nghiệp và có thời gian chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái” - Chị Nguyễn Thị Loan, một thành viên của cơ sở sản xuất trải lòng.

 

 

 

                                                                                  Bình Giang

 

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục