(HBĐT) - Hà Thị Huyền (ảnh), lớp 6A, trường THCS thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trông chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Ẩn trong đôi mắt đượm buồn và dáng hình gầy gò của em toát lên nghị lực vượt khó mạnh mẽ.

 

Huyền sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp ở xóm Tân Thịnh, xã Yên Lạc (Yên Thủy). Gia đình tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Cuộc sống trôi đi bình yên, ngọt ngào đến năm 2002, thời điểm em ra đời. Những tưởng có thêm cô con gái thứ hai sẽ tô thêm nụ cười cho cha mẹ. Nhưng sau khi sinh Huyền được 4 tháng, bố em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có tiền để cứu chữa và bố Huyền đã qua đời để lại cho người vợ hai đứa con thơ dại. Nỗi đau có lúc đã làm người mẹ trẻ ngã quỵ nhưng vì con và được sự động viên của họ hàng, làng xóm, chị đã gượng dậy. Nhưng rồi, số phận nghiệt ngã lại ập xuống, năm 2007, mẹ Huyền tiếp tục lâm bệnh và qua đời, bỏ lại hai chị em bơ vơ. Khi đó, chị gái của Huyền là Hà Thị My 11 tuổi, còn em 5 tuổi. 

"Không nơi nương tựa, hai chị em phải dựa vào ông cậu (em của bà ngoại). Trong nhà không có gì đáng giá, đến giường nằm cũng không có, hàng ngày hai chị em phải làm đủ mọi việc để có cái ăn. Sau giờ học, chúng em trồng rau, nuôi gà, làm vườn và đi cấy, làm cỏ, trồng lạc, ngô thuê. Đi làm về người mệt nhoài, mắt díp vào nhưng nhiều lúc không tài nào chợp được mắt, hai chị em lại ôm nhau khóc. Những lúc đó, cái đầu non nớt của em đã bắt đầu mường tượng được sự cần thiết của việc học. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình thiệt thòi, có lúc không đủ tiền đóng học, em từng có ý định bỏ học. Chính trong lúc khó khăn đó, chúng em nhận được sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã và các ngành, đoàn thể, nhân dân trong xóm, nhất là Ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em xã. Chúng em đã được hỗ trợ mua giường, chiếu, chăn, màn, quần, áo. Hội CTĐ huyện mua cho sách, vở, hỗ trợ kinh phí để hai chị em vẫn tiếp tục được đến trường. Cháu đã hiểu ra rằng, không có học thì không làm nên được gì và cũng không có cơ may để thay đổi cuộc sống hiện tại. Vì vậy, cháu đã vượt qua những thiếu thốn về vật chất, tinh thần, dồn hết tâm trí vào những trang sách, lời giảng của cô giáo” - Hà Thị Huyền chia sẻ.

 

Với những nỗ lực trong học tập, nhiều năm, Huyền là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của xã, huyện. Huyền là một trong 20 người tàn tật, trẻ mồ côi tiêu biểu được Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh biểu dương có tinh thần vượt khó. Dẫu còn những khó khăn nhưng được sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng, Huyền đã vượt lên số phận. Cuộc sống của hai chị em ngày càng khá hơn. Huyền mong ước được tiếp tục học tập và trở thành kỹ sư nông nghiệp để có thể tự nuôi sống bản thân và góp sức nhỏ bé xây dựng quê hương.

 

 

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục