Hà Thị Minh Huệ vượt qua khó khăn truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.

Hà Thị Minh Huệ vượt qua khó khăn truyền đạt kiến thức cho các em học sinh.

(HBĐT) - Cuộc sống của cô Hà Thị Minh Huệ, tổ 25, phường Tân Thịnh (TPHB) là một câu chuyện đầy xúc động về nghị lực vượt lên số phận, không khuất phục bệnh tật, hoàn cảnh éo le theo đuổi ước mơ truyền đạt kiến thức cho học sinh thân yêu, nỗ lực cống hiến cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

 

Huệ sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo. Bố mất sớm, nhà chỉ có 3 mẹ con. Người anh trai cưới vợ, gửi con ở lại, đi làm công trường ở xa. Nhà nghèo nên Huệ chỉ dám mơ học ngành sư phạm. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị thi đỗ trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Đang học năm thứ 2, ngành hóa - sinh, tai ương bất ngờ ập xuống cuộc đời Huệ. Hôm ấy đang dọn đồ trên gác xép, Huệ trượt chân rơi từ cầu thang xuống đất rồi ngất lịm. Cú ngã quái ác làm xương đĩa đệm của chị gẫy vụn, thành ra liệt cả người. Mẹ dồn tiền, vay mượn chạy chữa, phẫu thuật cho Huệ ở tận Bệnh viện Xanh Pôn thế nhưng cú ngã đó vẫn để lại di chứng nặng nề. Ngày cầm tờ giấy xuất viện, Huệ vẫn chưa thể nghĩ mình bị liệt đôi chân, mất khả năng vận động, ngồi mà như nằm. Cả ngày di chuyển trên xe lăn. Mỗi khi trời nồm hay chuyển mùa, toàn thân đau êm ẩm. 1 năm ròng rã chạy chữa, vật lộn với hậu quả tai ương, trong Huệ vẫn cháy bỏng ước mơ được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho các em thơ. Chị quyết tâm nộp đơn tiếp tục theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình. Quá trình học gian nan vô cùng, không được bảo lưu kết quả học tập, phải học lại từ đầu. Ngoài sinh hoạt bất tiện, hàng ngày, Huệ phải vượt qua những mặc cảm của bản thân, nhiều lúc chật vật lết tới giảng đường mà cứ thấy tủi tủi, nước mắt vòng quanh. Nhiều người ái ngại cho hoàn cảnh gia đình bảo Huệ thôi học vì học xong chẳng nơi nào dám nhận. Ngay cả những người có bằng giỏi còn không xin được việc huống chi cô gái tật nguyền. Cô Hòa, mẹ Huệ kể lại, thấy con yêu sách mà thương quá dọn đến ở cùng con, vừa phụ hồ kiếm tiền trang trải, vừa giúp con trong sinh hoạt để cố gắng lấy bằng tốt nghiệp dù sau này chẳng biết có sử dụng được không. Suốt mấy năm ròng rã, thiếu thốn, Huệ vẫn đều đặn tới giảng đường, chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu để theo được các bạn và tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành hóa - sinh vào năm 2005. Ra trường, cầm tấm bằng trên tay, trở lại KDC sông Đà nghèo, Huệ tiếp tục đối mặt với cuộc sống khó khăn vì không có điều kiện xin được việc làm nhưng không quên ước mơ cháy bỏng được làm thầy truyền đạt dạy dỗ các em thơ, là khi Huệ đọc và hiểu tư tưởng của Bác Hồ khi Người đến động viên các cô, chú thương binh tàn nhưng không phế, trở thành phương châm sống của người khuyết tật. Sau này, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành phong trào rộng khắp trong mọi tầng lớn nhân dân ngày càng có ảnh hưởng đến cuộc sống, việc làm của Huệ.

 

Huệ đã mạnh dạn đem những kiến thức đã học để truyền đạt cho những em học sinh ở KDC, giúp các em ôn luyện kiến thức và cũng giúp bản thân vơi đi nỗi nhớ giảng đường. Sau nhiều năm miệt mài nỗ lực, trau dồi, truyền đạt kiến thức bằng tình yêu thương và trách nhiệm, lớp học đặc biệt của cô giáo Huệ đã trở thành địa chỉ trao gửi của bà con không chỉ ở khu phố. Đến giờ lớp học của Huệ luôn có 50-60 học sinh, phần lớn là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên Huệ không thu phí miễn các em chăm ngoan và có ý thức học. Học sinh nhiều lứa tuổi, từ THCS đến ôn thi lớp 10 rồi luyện thi đại học. Nhiều học sinh của Huệ đã trúng tuyển các trường chuyên Hoàng Văn Thụ như em Đỗ Mai Hương, Đỗ Hoàng Oanh, Quang Mạnh Hải, Nguyễn Văn Phú đỗ chuyên hóa; nhiều em đỗ đại học như Nguyễn Thùy Dương, Phạm Thị Quý, Nguyễn Thị Huyền...

 

Với nhiều học sinh, hình ảnh cô giáo Huệ  ngồi xe lăn ân cần chỉ bảo cho các em đã trở nên thân thương và là tấm gương sáng về nghị lực khắc phục bệnh tật, khó khăn vươn lên hòa nhập cuộc sống, giúp ích cho cuộc đời.

 

 

 

                                                                              Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục