Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường (người ở giữa) và các đồng nghiệp thực hiện 1 ca phẫu thuật tại  Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường (người ở giữa) và các đồng nghiệp thực hiện 1 ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

(HBĐT) - Lần nào gặp thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu chúng tôi đều bị cuốn vào những câu chuyên liên quan đến người bệnh của anh. Lần thì chuyện mổ, nối thành công một bàn tay đứt rời sau vụ tại nạn lao động của một bệnh nhân nam; lần là ca mổ cứu sống một bệnh nhân nữ ở xã Tân Dân. Rồi câu chuyện điều trị cho các bé sinh thiếu tháng, vàng da hay việc chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại tuyến điều trị này...

 

Những câu chuyện không dứt về công việc, về người bệnh của  vị bác sĩ nơi vùng cao này khiến người viết thêm hiểu về tâm huyết của người thầy thuốc trong hành trình nghề nghiệp 30 năm qua. Sinh ra và lớn lên ở Mai Châu, thấu hiểu cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây nên khi về quê hương công tác (tháng 12/1985), bác sĩ Cường chỉ tâm niệm: Sẽ cố gắng học hỏi và phục vụ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nơi vùng cao, điều kiện KT-XH còn có những hạn chế nên việc chia sẻ, đồng cảm với người bệnh luôn được anh đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ không chỉ đơn thuần giữa bác sĩ với bệnh nhân mà ở đó còn có mối đồng cảm, tương thân, tương ái, theo lời dặn của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Có quan điểm và phương châm nghề nghiệp rõ ràng nên dù ở vị trí công tác nào, bác sĩ Cường đều tuân thủ và hành xử theo đúng lương tâm nghề nghiệp và quy định của y đức. Khi ở cương vị Giám đốc Bệnh viện, anh cùng Ban giám đốc và tập thể y - bác sĩ luôn nỗ lực để xây dựng được hình ảnh đẹp của người thầy thuốc nơi vùng cao.

 

Trong quá trình công tác, bác sĩ Cường luôn đau đáu tâm niệm làm sao có thể xây dựng được đội ngũ y - bác sĩ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị được giao; có giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế bảo đảm, đáp ứng tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng được nền tảng đó, Bệnh viện vừa cứu chữa kịp thời người bệnh (của huyện Mai Châu và các huyện lân cận của tỉnh Thanh Hóa, Sơn La…), vừa giảm chi phí, tốn kém cho người bệnh nếu phải đi tuyến trên. Vì vậy, hàng chục năm qua, anh và Ban giám đốc Bệnh viện bền bỉ với việc nâng cao bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CB, y - bác sĩ. Hàng năm đều có bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đi đào tạo, dài hạn hoặc ngắn hạn tại các trường Đại học y và các bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức... Bệnh viện huyện cũng luôn liên kết đào tạo, nâng cao trình độ tại chỗ cho đội ngũ y - bác sĩ khi mời các chuyên gia đầu ngành về Mai Châu để mở lớp, truyền dạy trực tiếp... Đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viên đã dần làm chủ được các thiết bị hiện đại như máy Xquang kỹ thuật số, siêu âm mầu 4D, hệ thống phẫu thuật nội soi và nhiều thiết bị y tế khác...

 

Nhờ có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt cùng thái độ phục vụ thân thiện nên chất lượng khám và điều trị ngày càng được nâng cao. Hàng năm, Bệnh viện khám cho trên 50.000 lượt bệnh nhân và điều trị nội trú cho 10.000 lượt người bệnh. Bệnh viện đã giải quyết được hầu hết các ca bệnh, giảm bớt bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên điều trị như: phẫu thuật lồng ngực, tiêu  hoá, gan mật, tiết niệu, cột sống, chấn thương, phẫu thuật nhi khoa, sản phụ khoa, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, nội soi can thiệp, phẫu thuật nội soi tiết niệu...

 

Trong giai đoạn 2010 - 2015,  Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước, Bộ Y tế và củỷa tỉnh. Bệnh viện đã đoạt 3 cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, 5 năm liền (2010-2014) được Sở Y tế công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Với riêng bác sĩ Phạm Văn Cường, thật khó đếm hết các ca phẫu thuật do anh và các đồng nghiệp thực hiện (mỗi tháng bình quân có 60 ca). Trong quá trình cống hiến cho Bệnh viên, cho ngành, anh còn là một tấm gương cho tinh thần học tập, nghiên cứu. Anh đã có 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và ngành được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn, tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Anh hiện là bác sĩ chuyên khoa cấp II ngành ngoại khoa và đang làm nghiên cứu sinh ngoại tiêu hóa ở Bệnh viên T.ư Quân đội 108. Trong thời gian qua, đã 6 lần anh được công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc.

 

 

                                                                        Văn Tưởng

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục