Anh Bùi Văn Phương chăm sóc đàn dê của gia đình.

Anh Bùi Văn Phương chăm sóc đàn dê của gia đình.

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xóm Sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, với mộng làm giàu xứ người anh Bùi Văn Phương đã bán trâu, bò lấy tiền đi lao động nước ngoài. Sang xứ người anh mới biết để kiếm được đồng tiền quả không dễ dàng. Anh quyết định về quê và làm giàu trên quê hương mình.

Sau 5 năm đi lao động nước ngoài, anh Phương chỉ tích góp được ít tiền, xây được ngôi nhà cấp 4. Chán cảnh đi làm thuê, anh về quê mua 3 con dê cái về chăn thả ở xóm. Chỉ được một thời gian, nhiều hộ có đất trồng ngô, trồng màu nên việc chăn dê rất khó. Anh chia sẻ: Dê là giống ham ăn, chúng mà ra khỏi bãi là ăn hết ngô, cây của bà con. Nếu chăn dắt không cẩn thận thì mình phải đền mọi người.

 

Một lần anh vượt dốc đá dựng đứng ở bãi chăn anh lên tới đỉnh núi. Anh tìm thấy phía sau là cả một thung lũng khá rộng có rất nhiều thức ăn cho dê. Thung lũng đó bốn phía núi đá vây quanh. Đây là nơi lý tưởng thả dê nhưng để dê leo qua dãy núi vô cùng khó khăn. Sau nhiều ngày trăn trở, anh Phương đã nghĩ ra cách bắc thang cho dê vượt núi cao. Để có tiền làm thang, anh bán 2 con dê đực trong đàn được hơn 20 triệu đồng. Anh thuê thợ hàn vào núi khảo sát để làm đường vượt núi cho dê. Nghe qua ý tưởng của anh Phương, người thợ hàn thấy sợ. Nhưng anh Phương đưa ra giải pháp tối ưu hạn chế công sức và rủi ro. Nhiều người thấy anh mạo hiểm đã ngăn cản nhưng anh vẫn kiên trì làm. Sau nửa tháng thi công  anh Phương đã hoàn thành con đường dài cả 100m vượt núi.

 

Làm đường xong, anh chưa biết làm cách nào để lùa lũ dê đi theo con đường đó vượt đỉnh núi để vào thung lũng. Vốn là người hay tìm tòi, suy nghĩ và sau thời gian dài nuôi dê, anh rút ra được kinh nghiệm là muốn dê đi theo cái thang lưng chừng núi này phải nhử chúng bằng thức ăn. Ngày nào anh cũng cắt các loại lá có nhiều nhựa như lá mít, lá dướng và nhúng qua nước muối, anh treo vào lan can nhử lũ dê lên. Ngày đầu anh chỉ treo khoảng vài chục bó dọc thang. Ngày hôm sau anh lại treo nhiều hơn. Sau thời gian, lũ dê ăn quen lá bên lan can, chúng dần đi lên cao. Và rồi chúng ăn đến bậc thang cuối cùng thì anh Phương đã thành công khi nhử chúng vào thung lũng. Từ đó, chúng quen đường thế là anh Phương đã dẫn được lũ dê đến một thung lũng mới. Ngày chúng đến thung lũng ăn, tối chúng lại theo cái thang anh Phương bắc dẫn chúng lên.

 

Có chỗ mới nhiều nguồn thức ăn, đàn dê của anh Phương phát triển không ngừng từ 3 con dê cái ban đầu, đến giờ anh Phương đã có trên 70 con dê. Với đà phát triển hiện nay, hơn 40 con dê mẹ mỗi năm sẽ đẻ ra cả trăm con dê con. Anh Phương tính toán, so với các vật nuôi ở nông thôn, con dê mang lại lợi nhuận cao và ít tốn chi phí nhất. Chúng ít bệnh, không mất tiền mua thức ăn, chỉ mất khoảng 1 nghìn đồng mua muối mỗi ngày. Trong khi đó 1 con dê mẹ, 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con. Từ lúc dê con lọt lòng, nuôi khoảng 1 năm, đạt trọng lượng 30-35kg. Với giá bán hiện tại là 140 nghìn đồng/kg, như vậy, một con dê thu được ít nhất là 5 triệu đồng. Một con dê mẹ cho 3 dê con, một năm thu được trên chục triệu đồng. Theo tính toán của anh Phương, chỉ một năm nữa thôi đàn dê của anh sẽ lên đến 200 con.

 

Với lợi thế nhiều núi đá, bãi chăn thả, xóm Sáng còn nhiều diện tích núi đá bỏ hoang. Hiện, anh Phương tiếp tục phát triển đàn dê của gia đình nhiều hơn nữa. Anh trở thành tấm gương quyết tâm làm giàu trên đất quê hương.

 

                                                                       

 

                                                                    Việt Lâm

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục