(HBĐT) - Khó khăn trong tiêu thụ vẫn chưa được tháo gỡ, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lại chồng chất thêm rủi ro khi giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử - cơ hội và thách thức

(HBĐT) -Ứng dụng các nền tảng số để thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu của nền kinh tế số hiện nay. Đặc biệt, thời gian qua, dưới tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng mạnh. Nắm bắt thời cơ, tỉnh đã, đang đẩy mạnh việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp (HSXNN) lên sàn TMĐT. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy đề ra phương châm phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình nhanh, bền vững; xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các loại cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là vùng Thủ đô và vươn tới xuất khẩu. Muốn vậy phải có chất lượng sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn, giá cả hợp lý, gắn sản xuất với thị trường.

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngay trong những ngày đầu xuân mới 2022, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Gia Mô và Quyết Chiến, 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong toàn huyện lên 7/15 xã, đạt 46,6%. Tỷ lệ còn khá khiêm tốn nhưng cấp ủy, chính quyền huyện xem đây là thành quả của sự quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chương trình.

Huyện Lạc Thuỷ: Giảm diện tích trồng cây có múi kém hiệu quả

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao. 

Nâng cao hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 100 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: 22 sản phẩm đạt 4 sao, 78 sản phẩm đạt 3 sao. Chương OCOP phát huy sức mạnh và vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Thông qua thực hiện chương trình hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại khu vực nông thôn, là giải pháp quan trọng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.

Giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nông dân vượt khó

(HBĐT) - Ba tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp của tỉnh trải qua nhiều thách thức do thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19 khiến giá vật tư nông nghiệp (VTNN) tăng cao. Nông dân và doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang nỗ lực khắc phục khó khăn đảm bảo sản xuất.

Xây dựng chuỗi liên kết để nâng tầm thương hiệu “Gà Lạc Thủy”

(HBĐT) - Trong bối cảnh nhiều hộ nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định do hệ lụy của đại dịch Covid-19 thì các thành viên HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành (Lạc Thủy) cùng 100 hộ vệ tinh vẫn kinh doanh hiệu quả. Gà giống và gà thương phẩm của HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền được tiêu thụ khắp cả nước, đem lại lợi nhuận cao cho thành viên và các hộ vệ tinh.

Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19

(HBĐT) - Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong giai đoạn đầu bùng phát dịch (từ tháng 7/2021), một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội (huyện Lương Sơn) nhưng tình hình cung ứng hàng hoá các mặt hàng nông sản tương đối ổn định, nguồn cung hàng hoá đảm bảo đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân. Các sở, ban, ngành tỉnh tích cực tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2021, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) của tỉnh có nhiều trở ngại. Dịch Covid-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là các nông sản chủ lực.

Huyện Lạc Sơn: Liên kết sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị nông sản

(HBĐT) - Để nâng cao thu nhập cho nông dân, thời gian qua, huyện Lạc Sơn nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, phát huy vai trò của các HTX trong việc tạo lập, xây dựng các chuỗi liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản theo hướng hàng hoá, an toàn và bền vững. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trong nông nghiệp càng phát huy được thế mạnh, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tiêu thụ kịp thời nông sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm...

Huyện Mai Châu vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao năng suất; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; ANTT được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Đó là mục tiêu UBND huyện Mai Châu đặt ra trong thực hiện Chương trình MTQG XDNTM.

Phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Những năm qua, nghề nuôi cá lồng đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực lòng hồ Hòa Bình. Nhưng để phát triển bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực vẫn còn những vấn đề cần sự chung tay tháo gỡ.

Khắc phục hậu quả do rét đậm, rét hại và khôi phục sản xuất

(HBĐT) - Trước tình hình rét đậm, rét hại làm chết nhiều gia súc, ảnh hưởng đến gieo trồng vụ xuân của nông dân. Thực hiện Công điện số 01/CĐ-UBND của UBND tỉnh về ứng phó, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất… ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau đợt rét kéo dài, giúp nông dân ổn định lại sản xuất. 

Tìm hướng đi cho vùng cam Cao Phong

(HBĐT) - Vừa cặm cụi đào, chặt bỏ những gốc cam đã hỏng, ông Nguyễn Văn Sửu ở khu 2, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) chia sẻ: Vườn cam này tôi trồng được 7 năm. Đáng lẽ đây là thời điểm cây sung sức cho thu hoạch để hồi vốn, nhưng giờ phải chặt bỏ cây. Cách đây 7 năm thấy cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi quyết định chuyển đổi diện tích gần 8.000 m2 trồng mía và rau màu sang trồng cam. Để có nguồn nuôi cây, tôi thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay 300 triệu đồng. 

Tiềm năng phát triển cây dược liệu tại vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, huyện vùng cao Đà Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển trồng cây dược liệu. Thời gian qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình trồng cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Duy trì ổn định 4.700 lồng nuôi cá

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện và trong ao hồ diễn ra thuận lợi, người nuôi đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, cá sinh trưởng, phát triển tốt. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị luôn bám sát, theo dõi các cơ sở nuôi để nắm rõ tình hình hoạt động, đưa ra những biện pháp, khuyến cáo người dân nhằm hạn chế thiệt hại do môi trường gây ra. Nhờ đó tình hình sản xuất thủy sản ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Người dân tập trung chăm sóc, thu hoạch cá thịt phục vụ thị trường.

Huyện Kim Bôi: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Sau khi đợt rét đậm, rét hại kết thúc, tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà con nông dân huyện Kim Bôi tập trung xuống đồng đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa chiêm xuân. Bên cạnh đó, tích cực khắc phục, phục hồi những diện tích cây trồng vụ xuân bị ảnh hưởng hoặc thiệt hại do rét kéo dài.

Huyện Mai Châu: Chú trọng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Mai Châu tập trung chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước, không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều này vừa giúp người dân nâng cao thu nhập vừa phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất.

Xã Cao Sơn đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại nhà văn hóa xã Cao Sơn, UBND huyện Đà Bắc tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Cao Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021.

Vùng cao Đà Bắc mở rộng vùng nguyên liệu cây gai xanh

(HBĐT) - Hiện nay, mô hình cây gai xanh AP1 đang được trồng theo hướng liên kết giữa hợp tác xã và nông dân các xã Trung Thành, Đoàn Kết, Mường Chiềng của huyện vùng cao Đà Bắc. Việc đưa vào trồng khảo nghiệm ở các xã trên diện tích khoảng 20ha mang lại kết quả khả quan.

Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước vụ đông xuân 2021 - 2022

(HBĐT) - Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 1.909 công trình thuỷ lợi đã được kiên cố phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, gồm: 1.812 công trình tưới bằng trọng lực, phục vụ tưới cho khoảng 38.000 ha lúa, 11.600 ha màu, 70 ha cây ăn quả, tạo nguồn tưới cho 1.400 ha cây ăn quả; 79 trạm bơm tưới bằng động lực, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.800 ha lúa, 1.300 ha màu, 900 ha cây ăn quả; 18 trạm thủy luân tưới kết hợp trọng lực và động lực, tưới cho khoảng 600 ha lúa, 150 ha màu; 3.723 km kênh mương tưới các loại, đã kiên cố hoá được 2.015,7 km (đạt 54,1%).

Huyện Yên Thủy: Linh hoạt chống hạn cho sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Yên Thủy là một trong những địa phương thường xuyên bị hạn, thiếu nước sản xuất của tỉnh. Để chủ động trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô 2021 - 2022, huyện đã tích cực triển khai nhiều giải pháp thủy lợi để phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng. Nhờ vậy, đến thời điểm hiện tại, nguồn nước tưới phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp đảm bảo.

Nông dân huyện Mai Châu bảo vệ sản xuất trong điều kiện giá rét kéo dài

(HBĐT) - Những ngày này, bất chấp thời tiết rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống sâu còn 8 - 100C, nông dân huyện Mai Châu vẫn tích cực bám đồng, chăm sóc cây trồng, theo dõi đàn vật nuôi nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ sản xuất.

Những dự án trồng rừng còn nhiều tồn tại cần khắc phục

(HBĐT) - Những dự án trồng rừng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế nông, lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều vấn đề cần khắc phục đã được cơ quan chức năng chỉ ra.