(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển vượt bậc về Kinh tế - Xã hội, hệ thống chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Kể từ năm 1987 đến nay, hệ thống chính sách thuế đã trải qua 3 cuộc cải cách lớn. Bước chuyển biến cơ bản là, Quốc hội đã ban hành Luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu, áp dụng từ 1/1/1999. Đây là một sắc thuế tiên tiến, khoa học, được tính toán trên cơ sở hoá đơn chứng từ.

 

Một thời của hoá đơn “đỏ”

 

Trong thời gian đầu áp dụng, trong bối cảnh thực tiễn Việt Nam, các hoạt động mua bán, giao dịch chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt, nên để quản lý chặt chẽ, thống nhất thu ngân sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP giao cho Bộ Tài chính phát hành hoá đơn để sử dụng thống nhất trong cả nước (thường gọi là hoá đơn đỏ).

 

Do đặc tính ưu việt của thuế GTGT, chỉ tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo không tính thuế trùng trên mỗi khâu luân chuyển hàng hoá. Thuế phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào, nếu hiệu số này âm (-) thì được hoàn thuế. Đối với hàng xuất khẩu, có thuế suất bằng 0% nhưng đầu vào của hàng hoá đó thường đã có thuế GTGT nên khi xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Lợi dụng quy định này, bắt đầu từ năm 2002, một số địa bàn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã phát sinh một số trường hợp gian lận đi mua hoá đơn “đỏ” để hợp thức hoá hàng nhập lậu; dạng gian lận thứ hai là, mua hoá đơn GTGT để hợp thức hoá hàng nông sản mua vào (không có hoá đơn chứng từ) đem xuất khẩu để chiếm đoạt tiền NSNN thông qua hoàn thuế đối với hàng xuất khẩu. Do kiếm được lợi nhuận cao nên tình trạng mua bán hoá đơn GTGT bất hợp pháp đã lây lan nhanh sang nhiều địa bàn trong tỉnh. Nhiều doanh nghiệp thành lập ra chỉ với mục đích mua hoá đơn từ cơ quan thuế ( thường gọi là DN ma), để buôn bán, hợp thức hoá nhằm chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước.

 

Để chấn chỉnh tình trạng mua bán hoá đơn bất hợp pháp, Ngành thuế Hoà Bình đã đề ra nhiều giải pháp triển khai nhằm ngăn chặn, Cục thuế và Công An tỉnh Hoà Bình đã cam kết thực hiện Quy chế phối hợp chỉ đạo phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thuế. Nhiều đối tượng vi phạm pháp luật bằng cách thành lập doanh nghiệp nhưng thực tế không có hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích để mua, bán hoá đơn bất hợp pháp. Cơ quan thuế và Công An tỉnh đã điều tra và xử lý, kể cả truy tố theo pháp luật. Tuy nhiên, việc xử lý như vậy vẫn chưa đủ sức răn đe, bởi theo quy luật chung thì “có cầu, ắt có cung”; Chỉ một tờ hoá đơn “đỏ” vô tri vô giác nhưng khi được hợp thức hoá thì kẻ xấu có thể được hưởng lợi tới 10% trị giá lô hàng ảo ghi trên hoá đơn, thông qua khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế. Chính vì vậy tình trạng mua bán hoá đơn GTGT trong thời gian gần đây không những không giảm mà còn diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp, gây thất thu lớn cho NSNN. Theo số liệu thống kê của các địa phương trên toàn quốc, chỉ tính riêng năm 2009 NSNN đã phải bỏ ra số tiền rất lớn để hoàn thuế nhưng chưa có đủ cơ chế để kiểm soát, trong đó tỉnh nhỏ cũng phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, tỉnh lớn thì phải chi hàng nghìn tỷ đồng hoàn thuế. Riêng TP. Hồ Chí Minh trong năm nay đã giải quyết 2.542 hồ sơ với số thuế GTGT đã hoàn 7.249 tỷ đồng, tăng thêm 3.100 tỷ đồng sơ với năm trước. Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình cũng đã xuất hiện tại một số địa phương như TP Hoà Bình, Kỳ Sơn, Cao phong…, do làm tốt công tác phòng ngừa ngăn chặn nên kịp thời nên số tiền thuế thiệt hại cho NSNN chưa đáng kể. Để khắc phục những bất cập phát sinh, sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài chính xác định, cần thay đổi tư duy về quản lý và sử dụng hoá đơn, đồng thời trình chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định mới về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011.

 

Quy định mới về hoá đơn theo Nghị định 51

 

Nghị định 51/2010 là minh chứng cho sự quyết tâm của Chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý hoá đơn trên cơ sở đề cao vai trò tự chủ của cơ sở kinh doanh. DN được tự in hoá đơn để sử dụng theo nhu cầu, vừa giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế, phù hợp với các chuẩn mực quốc gia cũng như các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán, Luật Giao dịch điện tử, các luật thuế.

 

Nghị định 51/2010 đã cụ thể hoá các loại hoá đơn như: Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn xuất khẩu, hoá đơn bán hàng…Trong đó, hoá đơn điện tử là nội dung mới so với trước đây, đảm bảo phù hợp với Luật Thương mại và Luật Giao dịch điện tử. Nội dung mới so với trước đây quy định, kể từ ngày 1/1/2011 các DN được tự in hoá đơn để sử dụng; Cơ quan thuế sẽ dừng bán hoá đơn cho DN (trừ các hộ kin doanh cá thể và tổ chức cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động mua bán tài sản, hàng hoá sẽ sử dụng loại hoá đơn riêng do Cục thuế đặt in). Ngoài ra, Nghị định 51 còn quy định một số hình thức được uỷ quyền lập hoá đơn bán hàng; trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000đ mỗi lần thì không phải lập hoá đơn (nếu người mua không yêu cầu nhận hoá đơn).

 

Vấn đề đặt ra hiện nay là, cơ quan thuế các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giúp các DN nắm rõ chế độ mới về hoá đơn, đồng thời hướng dẫn  DN về trình tự, thủ tục in hoá đơn, mẫu hoá đơn và các chỉ tiêu cần thiết trên hoá đơn. Theo đó, hoá đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán; tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất GTGT, số tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán, chữ ký người bán, chữ ký người mua, dấu bên bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hoá đơn…Ngoài trách nhiệm này, DN tự in hoá đơn được quyền tạo thêm các thông tin khác, kể cả logo, hoa văn trang trí, ký hiệu nhận dạng tránh làm giả.

 

Các DN nên nghiên cứu kỹ Nghị định 51 để sẵn sàng áp dụng chế độ mới về hoá đơn. Trường hợp đang sử dụng loại hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành thì chỉ dự trù nhu cầu sử dụng đến 31/12/2010 tránh mua quá nhiều, gây lãng phí. Đến cuối năm 2010 phải kiểm kê toàn bộ hoá đơn đã mua nhưng chưa sử dụng để quyết toán với cơ quan thuế . DN cũng cần chủ động thiết kế mẫu hoá đơn đặt in gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc trên cùng mặt giấy. Đồng thời chọn DN có giấy phép hoạt động ngành in để ký hợp đồng, đảm bảo hoá đơn in xong và gửi thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước ngày 1/1/2011.

 

 

                                                                    Văn Hồng Quý 

                                                                   (Cục thuế HB)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Năm 2016, nhiều quy định mới về thuế đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng theo hướng có lợi cho người nộp thuế.

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách thuế tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 sửa đổi, bổ sung về chính sách và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HKD) để áp dụng từ năm 2016.

Một số sửa đổi, bổ sung mới về thuế tài nguyên

(HBĐT) - Nhằm tăng cường công tác quản lý thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản, ngày 2/10/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên và có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015 thay thế Thông tư số 105/2010/ TT-BTC ngày 23/7/2010. Theo đó, một số nội dung mới như sau:

Triển khai đồng bộ các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2013.

HBĐT) - Tính đến ngày 31/7/2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 896,4 tỷ đồng, đạt 53% dự toán Chính phủ giao cả năm, đạt 51% dự toán HĐND tỉnh thông qua, so với cùng kỳ năm 2012 tăng thu 20%.

Lời cảm ơn của lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Thuế Việt Nam (10/9/1945 – 10/9/2011), Cục Thuế tỉnh Hòa Bình đã nhận được những tình cảm tốt đẹp, sự thăm hỏi, chúc mừng của nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu đó. Đây chính là nguồn động viên lớn lao đối với những người làm công tác Thuế.

Xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

(HBĐT) - Hỏi: Được biết vừa qua, Bộ Tài chính có sửa đổi, bổ sung một số nội dung khi xác định đối tượng phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh. Đề nghị Cục Thuế hướng dẫn thêm về người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng.

Hỏi đáp về thuế TNDN và thuế TNCN

(HBĐT) - Hỏi: Doanh nghiệp chúng tôi xin hỏi Cục thuế cho biết cụ thể một số nội dung liên quan đến thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục