“Sau hơn 20 năm chờ đợi, cuối cùng niềm mơ ước của chúng tôi đã trở thành hiện thực. Những chiếc cầu treo dân sinh nối liền khu vực trung tâm xã Hưng Thi (Lạc Thủy) với các thôn, xóm đã được chủ đầu tư bàn giao đưa vào sử dụng. Vậy là từ giờ trở đi, chúng tôi không còn “rùng mình” mỗi lần di chuyển qua những chiếc cầu tre chòng chành, xập xệ để qua sông nữa. Học sinh cũng không phải nghỉ học mỗi khi trời mưa bão”, chị Bùi Thị Hoa ở thôn Thơi, xã Hưng Thi phấn khởi chia sẻ.

 

Địa hình xã Hưng Thi bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Do đó, dân cư sinh sống thưa thớt và được hình thành nhiều chòm, dân cư nhỏ lẻ. Để khắc phục thực trạng trên, chính quyền và người dân đã xây dựng những chiếc cầu tre nối liền các thôn, xóm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, do được làm từ các vật liệu tạm nên những chiếc cầu tre không đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gẫy sập bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, giao thông nông thôn chính là nỗi trăn trở của cấp ủy, chính quyền xã trong nhiều năm qua.

Cầu Bến Đô, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã được bàn giao đưa vào sử dụng.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Minh Thẩm, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: “Trước đây, khi chưa có cầu treo, hàng hóa nông sản người dân làm ra thường không tiêu thụ được hoặc bị các thương lái ép giá. Điển hình như cây mía tại xã chỉ bán được 2.000 - 2.500 đồng/cây, tuy nhiên, ở các xã Phú Thành, Phú Lão có thể bán được với giá 3.500 đồng/cây. Bên cạnh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, các bậc phụ huynh cũng lo ngại khi con em mình ngày nào cũng phải đi học qua những chiếc cầu tre cũ kỹ, xập xệ. Đặc biệt hơn khi mùa mưa bão đến, nước lũ dâng cao khiến cầu tre bị ngập nước, học sinh buộc phải nghỉ học. Bên cạnh đó, cầu tre xuống cấp cũng gây ra nhiều hệ luỵ đáng tiếc, như năm 2014, một người dân khi đi qua cầu thôn Thơi đã bị rơi xuống sông dẫn đến tử vong.   

 

Lo ngại trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi đã đề nghị Nhà nước hỗ trợ xây dựng cầu treo dân sinh nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, tránh xảy ra tai nạn thương tâm, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng đi lại và lưu thông hàng hóa. Từ nguồn vốn của Chính phủ phê duyệt chương trình dự án hỗ trợ xây dựng 186 cầu treo dân sinh cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, xã Hưng Thi được cấp 28 tỷ đồng xây dựng 4 chiếc cầu treo dân sinh. Ngay sau khi có quyết định, cấp ủy, chính quyền xã  tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân GPMB để đảm bảo tiến độ công trình.

 

Trong 2 năm 2015 - 2016, 4 chiếc cầu treo dân sinh đã nhanh chóng được thi công và bàn giao đưa vào sử dụng, bao gồm: cầu Gạo Bạc, cầu Bến Bưởi, cầu Bến Cui và cầu Bến Đô. 4 chiếc cầu đều có chiều dài 120 m, rộng 2 m, tải trọng 500 kg. Việc đưa cầu treo vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các thôn, xóm nằm cách xa trung tâm như thôn Niếng, Cui, Thơi… ông Bùi Văn Trung ở thôn Thơi vui mừng cho biết: “Từ khi có cầu treo dân sinh, hàng hóa nông sản của gia đình tôi làm ra dễ dàng tiêu thụ với giá bán ổn định. Ngoài ra, vào mùa mưa lũ, chúng tôi không còn lo lắng trước tình trạng giao thông tê liệt, hàng hóa không lưu thông được. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng phần nào yên tâm khi để con em mình tự qua sông đến trường trên những chiếc cầu sắt kiên cố”. 

 

“Có thể nói, việc xây dựng cầu treo dân sinh là việc làm hết sức cấp thiết đáp ứng được mong mỏi của nhân dân trong xã.  Khi cầu treo dân sinh được đưa vào sử dụng sẽ góp phần đảm bảo ATGT nông thôn. Qua đó góp phần tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính quyền xã sẽ tích cực tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ và phát huy hiệu quả của những chiếc cầu treo dân sinh”, đồng chí Bùi Minh Thẩm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

 

                                                                             Đức Anh

 

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục