(HBĐT) - Xã Hạ Bì (Kin Bôi) có điểm du lịch suối khoáng tại xóm Mớ Đá, mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Kéo theo đó, các ngành nghề, dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống phát triển theo. Tuy nhiên, phía sau đó, công tác quản lý về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của xã còn nhiều khó khăn.

 

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở xã Hạ Bì chủ yếu tập trung ở khu du lịch suối khoáng. Ngoài ra, là địa bàn tiếp giáp với thị trấn Bo nên tại khu vực xóm Sào có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đồng chí Bùi Thị Hiền, cán bộ phụ trách lĩnh vực ATVSTP, Trạm y tế xã Hạ Bì, được biết: Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 4/2017, trên địa bàn xã có 55 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm có quy mô dưới 50 suất ăn do xã quản lý. Trong đó, 3 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 20 cơ sở kinh doanh thực phẩm tiêu dùng và 32 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hàng năm, xã đề nghị Ban Chỉ đạo ATVSTP huyện tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng đảm bảo ATVSTP cho các hộ kinh doanh. Đồng thời, Ban Chỉ đạo xã thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn do xã quản lý. Qua đó kịp thời phát hiện, nhắc nhở, chấn chỉnh các cơ sở vi phạm. Nhờ vậy, trong nhiều năm liền, trên địa bàn xã không xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã Hạ Bì, Trưởng Ban Chỉ đạo đảm bảo ATVSTP xã, mặc dù công tác quản lý đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nhận thức, ý thức về đảm bảo ATVSTP của người dân nói chung và các hộ chế biến, kinh doanh thực phẩm nói riêng đã được nâng lên. Trong quá trình chế biến, bảo quản, các chủ hộ kinh doanh đặt yếu tố đảm bảo an toàn lên trên hết. Tuy vậy, trong công tác quản lý, nhất là việc kiểm soát thực phẩm đầu vào tại các cơ sở chế biến, kinh doanh nhỏ do xã quản lý vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, khó khăn nhất là việc kiểm soát thực phẩm đầu vào như các loại rau, thịt lợn, gà... Các sản phẩm này hầu hết được các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chế biến mua từ chợ về. Do vậy, hầu như không thể kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ngoài ra, trong quá trình quản lý, theo dõi và nắm bắt, các ngành chức năng phát hiện  một số hộ dân, hộ kinh doanh thực phẩm mang gà, lợn, rau của nhà nuôi trồng ra chợ đổi lấy hàng cùng loại mang về rồi đóng giả là đồng bào dân tộc bán sản vật của địa phương cho khách du lịch, nghỉ dưỡng để ăn chênh lệch giá sản phẩm. Trong đó, phổ biến nhất là việc có người mua gà, trứng ở chợ không rõ nguồn gốc, xuất xứ về cho vào rọ bán cho khách. Việc này tuy chưa gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ, đời sống của người tiêu dùng nhưng lại trở thành vấn đề đáng ngại khi làm cho người tiêu dùng mất niềm tin, quay lưng với sản vật địa phương của những người buôn bán chân chính. Việc này thuộc thẩm quyền của xã nhưng chúng tôi không kiểm soát được nên chưa xử lý được.

 

Bên cạnh những khó khăn đó, ngay từ đầu năm, UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra công tác đảm bảo ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn xã. Tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2017, Ban Chỉ đạo đảm bảo ATVSTP xã Hạ Bì đã tổ chức các đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, trong đó, phát hiện, nhắc nhở 5 cơ sở vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn. Cùng với đó, thông qua hệ thống loa phát thanh, xã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo ATVSTP. Trạm y tế xã cử cán bộ phụ trách lĩnh vực đảm bảo ATVSTP tham gia 10 cuộc nói chuyện, tuyên truyền các quy định về đảm bảo ATVSTP cho 394 lượt người là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tuyên truyền, vận động hàng nghìn lượt người hạn chế sử dụng thuốc BVTV có hoá chất trong sản xuất, chăn nuôi nhằm đảm bảo ATVSTP ngay từ khâu sản xuất... Nhờ đó, nhận thức, ý thức của người dân nói chung và các hộ kinh doanh thực phẩm của xã Hạ Bì nói riêng được nâng lên đáng kể. Những vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm được khắc phục; việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp từng bước được hạn chế. Một số hộ bước đầu chuyển sang sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho môi trường.

 

 

                                                                                   Mạnh Hùng

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục