(HBĐT) - Từ xa xưa đến nay, để tăng dư vị của bữa ăn, trong mâm cơm của người Mường không thể thiếu một lọ dấm ớt. Nhiều người đã nói rằng, dù mâm cỗ có nhiều thịt thà bao nhiêu mà thiếu vài trái ớt dấm thơm lừng thì bữa cơm cũng chẳng thể ngon miệng. Thân thuộc là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, những trái ớt nhỏ bé lại mở ra con đường khởi nghiệp lớn đối với một chàng thanh niên người Mường nhạy bén…

Anh Bùi Văn Thản, xóm Rẽ, xã Phú Lương (Lạc Sơn) hướng dẫn nông dân cách chăm sóc ớt núi để đạt năng suất, chất lượng cao.  

Chàng thanh niên đó tên là Bùi Văn Thản, người con của xóm Rẽ Phú Lương (Lạc Sơn). Sinh năm 1983, trong khi những thanh niên đồng trang lứa mải miết với các cuộc tha hương vào Nam, ra Bắc, anh Thản lại chọn con đường riêng. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tốt nghiệp ngành dược, anh mở quán nhỏ, thế nhưng, mỗi ngày anh chỉ bán được chừng 50.000 đồng, tiền lãi tính ra chỉ được dăm ba nghìn đồng. Thích kinh doanh, để có vốn mở cửa hàng tạp hóa, năm 2005, anh Thản đã mạnh dạn mượn sổ đỏ của gia đình nhà chú ruột, thế chấp vay ngân hàng được 10 triệu đồng. Đây là số tiền lớn đối với gia đình anh, bố mẹ anh lo lắng không biết con mình sẽ xoay sở thế nào để đóng tiền lãi suất hàng tháng. Nhưng với sự nhanh nhạy, nắm bắt được nhu cầu của bà con, từ năm 2007 đến nay, cửa hàng tạp hóa đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Thản.

Nói về sản phẩm ớt núi dấm đang được ưa chuộng và mở ra cơ hội lớn cho sản xuất, kinh doanh, anh Thản cho hay: “ớt núi dấm đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của mọi nhà. vị này. So với những loại ớt khác thì ớt núi (người Mường còn gọi là ớt khòi) quả nhỏ, vị cay nồng nhưng không gắt, khi dấm ăn rất giòn và thơm. Sau vài lần xuống phố Re, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) thấy bà con bày bán vài chai ớt dấm và được khách hàng ưa chuộng. Lúc đó, bản thân mình nghĩ, tại sao lại không trồng ớt để làm sản phẩm ớt dấm quảng bá ra thị trường”.  

Nghĩ là làm, anh Thản về học hỏi kỹ thuật làm dấm của các cụ để có chất lượng sản phẩm thơm ngon như truyền thống. “Ban đầu, khách hàng phản hồi ớt nhà mình hơi mặn nên ở những mẻ sau mình đã khắc phục được. Để có chai ớt dấm chất lượng thơm ngon, hình thức bắt mắt thì phải chọn quả ớt xanh, tươi, hái về dấm luôn. Nguyên liệu để làm dấm chỉ cần muối trắng và nước cốt chanh. ớt được đóng chai nhỏ 350 ml, mỗi chai chỉ cần 1/4 quả chanh, trộn đều với muối là được, sau 1 tháng là có thể sử dụng. Với cách dấm này, ớt để 2 năm vẫn vàng ươm, thơm ngon và giòn mà không cần sử dụng bất cứ chất bảo quản gì”, anh Thản cho biết thêm. 

Chất lượng làm nên thương hiệu, sản phẩm ớt dấm với thương hiệu được in trên vỏ chai ớt núi Phú Lương Thương Thản đã nhanh chóng được quảng bá đến Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Năm 2015 mới có hơn 1.000 chai được tiêu thụ thì đến năm 2016 đã có trên 10.000 chai ớt dấm đến với khách hàng. Mỗi chai ớt có giá từ 20.000 – 40.000 đồng, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng. Trong năm 2017, anh Thản dự tính nâng con số này lên trên 20.000 sản phẩm. Để làm được điều đó, anh đang tích cực ươm cây giống cho bà con trồng ở các dãy núi. Hiện nay, vùng nguyên liệu của anh Thản đã phát triển lên trên 3 ha. Với giá thu mua 100.000 đồng/kg, không ít hộ dân ở xã Phú Lương đang đặt kỳ vọng vào cây ớt núi. 

Ngoài tập trung vào phát triển, nâng tầm sản phẩm ớt núi, anh Thản còn phát triển các sản phẩm đặc sản như: rượu cần, làm thịt trâu khô. Với tổng thu nhập bình quân khoảng 1 tỷ đồng/năm, anh Thản đã khẳng định một điều rằng: Nếu tu chí làm ăn, chịu khó học hỏi và nhanh nhạy thì hoàn toàn có thể làm giàu trên chính quê hương mình.

 “Anh Thản là tấm gương thanh niên điển hình trong phát triển kinh tế của xã. Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu và sản phẩm ớt núi khá tiềm năng. Phú Lương có 7 xóm giáp núi, một số xóm khác cũng có thể trồng ớt được. Nếu anh Thản phát triển quy mô lớn hơn sẽ mở ra  hướng phát triển kinh tế thiết thực cho bà con trong xã”, đồng chí Bùi Văn âu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lương nhận định.

 

 

                                                              Viết Đào

 

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục