(HBĐT) - Từ năm 2011, những cây cà gai leo đầu tiên được trồng tại đồng đất Yên Thủy. Đây là loại dược liệu quý, nhiều công dụng, được dân gian sử dụng hỗ trợ điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương... Tuy nhiên, khi diện tích trồng cà gai leo mở rộng, vấn đề đầu ra cho sản phẩm trở thành bài toán khó cho người nông dân. Đứng trước thực tế đó, cô gái trẻ Nguyễn Thùy Linh (khu phố 12, thị trấn Hàng Trạm) đã mạnh dạn thực hiện dự án "Trồng, bảo tồn gen dược liệu quý; sản xuất các sản phẩm từ cây dược liệu”. Địa điểm được Linh chọn lựa để thực hiện dự án là xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc, huyện Yên Thủy. Mục tiêu được dự án đặt ra là phát triển và bảo tồn giống dược liệu quý; mang sức khỏe đến cho cộng đồng và tiêu thụ sản phẩm do nhân dân làm ra.



Sản phẩm cà gai leo với tác dụng chữa các bệnh về gan, giải độc rượu, chữa đau xương khớp…nên được thị trường ưa chuộng.

Trao đổi với chúng tôi, Nguyễn Thùy Linh cho biết: Xuất phát từ việc có nhiều người dùng cà gai leo phơi khô nấu nước uống nhưng phản hồi kết quả chưa cao. Nguyên nhân vì quá trình thu hái, bảo quản, sơ chế thô sơ, làm mất đi dược tính quý trong cà gai leo. Hơn nữa, cà gai leo khi sử dụng cần một định lượng chính xác thì kết quả điều trị mới đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Yên Thủy, khi diện tích mở rộng, sản lượng cà gai leo ngày càng lớn. Do đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy chế biến, đóng gói sản phẩm.

Hiện nay, nhà xưởng sản xuất có diện tích 120m2 theo mô hình khép kín, bao gồm máy nghiền, máy sàng rung, máy đóng gói trà túi lọc, máy hàn nhiệt. Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo mang thương hiệu Bình An của gia đình đã được "Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”, được cấp giấy chứng nhận "Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Sản phẩm cà gai leo túi lọc được sản xuất với quy trình công nghiệp hiện đại, sấy - nghiền - đóng gói - bảo quản khép kín, giữ 100% thành phần hóa học tốt từ dược liệu gốc. Trà để dưới dạng túi lọc rất tiện dụng cho việc sử dụng. Trà túi lọc cà gai leo mang thương hiệu Bình An hiện đã có mặt tại một số thị trường như Lào Cai, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Sản phẩm được thị trường ưa chuộng hơn cả là hộp 25 gói nhỏ, có giá bán 50.000 đồng/gói. Hiện nay, cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động và việc làm thời vụ cho 2 lao động với mức lương 3,5 triệu đồng/ người/tháng.

Từ thành công bước đầu, Linh chia sẻ: Trước nhu cầu ngày càng lớn, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, gia đình đang có phương án mở rộng, cải tại nhà xưởng, kho bãi. Dự kiến sẽ mở rộng diện tích lên 1 ha; đầu tư trang thiết bị như: máy rửa, máy sấy dược liệu, máy sao, máy đóng gói bao bì. Đặc biệt, ngoài việc sản xuất sản phẩm, gia đình còn quan tâm đầu tư mô hình bảo tồn gen trên diện tích 6.000 m2; trồng tại chỗ cây cà gai leo theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp, không sử dụng phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản (diêm sinh). Vì vậy, sản phẩm an toàn tuyệt đối, có thể dùng lâu dài.

Dương Liễu

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục