(HBĐT) - Trước năm 2012, với 2 ha đất đồi dốc, gia đình Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) trồng keo mất 5 - 7 năm chỉ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Trước thực trạng đó, cô gái sinh năm 1994 Bùi Thị Tâm với khát khao vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương đã không ngừng học hỏi, tìm tòi trồng cây gì cho phù hợp với đất đồi quê nhà. Sau thời gian trồng thử nghiệm nhiều giống cây, Tâm nhận thấy cây cam phù hợp với đất đồi nên đã quyết định trồng cam với hình thức xen nhiều giống cam khác nhau.




Bùi Thị Tâm, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) chăm sóc vườn cam.

Năm 2012, gia đình Tâm bắt đầu trồng xen nhiều giống cam. Lúc đầu do thiếu vốn, gia đình phải vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng đầu tư mua giống, phân bón. Với diện tích 2 ha, gia đình Tâm trồng nhiều loại cam gồm cam V2, cam Canh, cam lòng vàng, quýt Hà Giang. Tâm chia sẻ: Trồng xen nhiều giống cam cho hiệu quả cao hơn vì tiết kiệm được chi phí phân bón, công chăm sóc cũng như sử dụng hết tiềm năng của đất. Bên cạnh đó, trong tình hình sản xuất nông nghiệp nhiều biến động hiện nay, việc trồng xen nhiều giống cam giúp ổn định thu nhập đảm bảo nếu một trong các giống cam kể trên có mất mùa thì vẫn còn giống khác đảm bảo thu nhập cho gia đình, không sợ thất thu vì một giống cam.

Tâm chia sẻ thêm: Trồng cam cũng giống như chăm sóc trẻ con vậy. Cho ăn tốt quá cũng không được mà thiếu dinh dưỡng cây cũng không cho hiệu quả cao. Trồng cam tuy khó nhưng nếu biết cách sẽ cho hiệu quả ngoài mong đợi. Về kỹ thuật chăm sóc cam, gia đình tôi liên kết với một số hộ dân trồng cam tại huyện Cao Phong để được hướng dẫn cách chăm sóc cam theo đúng kỹ thuật về khoanh gốc, bón phân giúp cam sai quả, đạt năng suất cao. Trên đất vườn, chúng tôi hàng ngày gắn bó với cây cam biết đất thiếu gì, thừa gì, cây no hay đói, từ đó bón phân, tưới nước cho hợp lý. Gia đình tôi luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, hướng đến tạo ra sản phẩm nông sản sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Vào mùa thu hoạch, nhiều xe về tận vườn đặt mua cam. Hiện tại, vườn cam của gia đình tôi đã tạo được uy tín về chất lượng quả ngon và sạch. Vì vậy, những năm qua, khách quen đã giới thiệu các khách mới tới mua cam nên nhà tôi chỉ sợ cháy hàng chứ không lo ế.

Trung bình mỗi năm từ việc trồng xen nhiều giống cam, gia đình Tâm cho thu hoạch từ 80 - 100 tấn. Với giá bán cam V2 từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cam Canh dao động từ 20.000 - 22.000 đồng/kg đã cho gia đình nhiều mùa vàng từ những trái ngọt. Trừ chi phí đầu tư, gia đình thu về 500 triệu đồng/năm.

Với sự nỗ lực không ngừng để vượt qua khó khăn, không sợ thất bại, luôn tìm tòi, khám phá vươn lên làm giàu của Bùi Thị Tâm đã lan tỏa khắp xã Kim Sơn. Tâm nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng xen nhiều giống cam khác nhau cho người dân và thanh niên trong xã Kim Sơn giúp mọi người áp dụng, nhân rộng mô hình trồng xen nhiều giống cam để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 Thu Thủy

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục