(HBĐT) - Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng đi không mới đối với nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạc Sơn, song điều đáng ghi nhận lại là mô hình của gia đình cô giáo tiểu học. Năm nay 43 tuổi, ngoài làm tốt nhiệm vụ ở cơ quan, trong 3 năm trở lại đây chị Đỗ Thị Miên - giáo viên trường tiểu học Vũ Lâm hiện thường trú tại phố Lâm Hoá, xã Vũ Lâm là chủ vườn đồi rộng 3 ha trồng cây ăn quả có múi gồm bưởi da xanh, cam lòng vàng, cam Canh...


Cô giáo Đỗ Thị Miên, xã Vũ Lâm, Lạc Sơn bên vườn bưởi da xanh của gia đình. 

Nói đến mô hình trồng cây ăn quả của gia đình chị Miên trong vùng không ai là không biết bởi quy mô cũng khá. Quả đúng như vậy, khi đặt chân tới đây, chúng tôi choáng ngợp bởi đồi cam, bưởi ngút ngàn, xanh tốt, cây nào cây đó đang vào độ sai trĩu quả.

 Cách đây hơn 20 năm, gia đình chị Miên nhận thầu quả đồi thời hạn 50 năm của xã để trồng rừng, chủ yếu là trồng keo. Qua mấy kỳ thu hoạch keo cho hiệu quả kinh tế không cao, gia đình chị quyết định chuyển hướng trồng cây ăn quả. Hiện, vườn cây ăn quả bước sang năm thứ 4, bắt đầu cho thu bói. Vốn là người dám nghĩ, dám làm, từ năm 2014, sau khi có dịp thăm quan nhiều mô hình làm kinh tế giỏi, nhất là mô hình trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Miên đã bàn với gia đình vay vốn cải tạo 3 ha vườn đồi đầu tư trồng 120 cây bưởi da xanh, 1.200 cây cam lòng vàng, 1.000 cây cam Canh và 300 cây chanh đào. Gia đình chị lấy giống từ Viện Nông nghiệp. Bởi theo chị, mô hình trồng cây ăn quả có múi là hướng phát triển kinh tế hiệu quả đang được huyện định hướng, khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Theo chủ trương của huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/năm trong vòng 2 năm, vườn cam của gia đình chị được hỗ trợ 60 triệu đồng.

Những ngày đầu phát triển mô hình, chị cùng gia đình phải tìm tòi, học hỏi kỹ thuật và nhờ tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp ở huyện Cao Phong, thăm quan những mô hình trồng cam, bưởi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm... Gia đình chị phải thuê lao động cuốc bỏ những gốc keo để trồng bưởi, cam. Chị chia sẻ: Để phát triển tốt mô hình trồng cây ăn quả có múi, người trồng cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ trồng cây, cách bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh... Có được thành quả như ngày hôm nay, với gia đình chẳng hề dễ, tất cả đều được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức và cả sự kiên trì trong quá trình lao động suốt 4 năm. Thời điểm mới trồng cây, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc nên một số cây chết phải trồng thay thế.

Trải qua những khó khăn ban đầu, đến nay, các loại cây đều đã bói quả. Phát triển mô hình trồng cây ăn quả trong những năm qua, chị Miên không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 5-6 lao động với mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ người/tháng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, trong những năm qua, gia đình chị Miên còn tích cực ủng hộ các phong trào thi đua, nhất là phong trào xây dựng NTM ở địa phương được cấp ủy, chính quyền cơ sở ghi nhận. ở trường, chị Miên được đánh giá là người có tinh thần trách nhiệm trong công tác và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được đồng nghiệp quý trọng.

Tuy nhiên, là năm đầu thu bói nên sản lượng quả chưa cao, mặt khác, gia đình chị cũng như nhiều hộ trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn chưa tìm được đầu ra ổn định vẫn chỉ là bán lẻ cho thương lái. Nói về tương lai, chị Miên mong muốn huyện xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm cam, quýt để nâng cao giá thành sản phẩm, tạo sự tin cậy trên thị trường. Tuy nhiên để làm được điều này chị Miên cho rằng, ngoài nền tảng là xây dựng vùng hàng hóa tập trung cũng cần tính toán, liên kết các hộ trồng cây ăn quả, tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mới duy trì được thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm với các địa phương khác.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục