(HBĐT) - Chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, nguyên liệu sẵn có, thu hoạch sớm, lãi suất cao, mô hình trồng nấm đã mang lại cho gia đình anh Nguyễn Văn Quang (xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên, Lương Sơn) thu nhập gần 150 triệu đồng/năm. Nghề trồng nấm không mới nhưng vẫn rất hiệu quả, giúp anh và nhiều hộ dân khác trong vùng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trước đây, gia đình anh Quang nghèo khó, thu nhập chỉ trông vào làm thuê và mấy sào ruộng nên hoàn cảnh rất khó khăn. Trong lúc chưa tìm được hướng thoát nghèo, anh được xã cử đi thăm quan thực tế tại các cơ sở trồng nấm của huyện Đông Anh (Hà Nội). Nhận thấy nghề trồng nấm đơn giản, chi phí thấp, không mất nhiều thời gian để cho thu hoạch một năm trồng được nhiều vụ, mỗi vụ thu vài chục đến hàng trăm triệu đồng; nguyên liệu đơn giản như mùn cưa, rơm, rạ…đều sẵn có ở quê nhà. Do đó, anh quyết tâm mang mô hình trồng nấm về địa phương, ước muốn làm giàu ngay chính tại quê hương.


Mô hình trồng nấm của anh Nguyễn Văn Quang (xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên, Lương Sơn) đem lại thu nhập từ 100 -150 triệu đồng/năm.

Nói là làm, trở về địa phương, anh Quang bắt tay vào xây dựng cơ sở trồng nấm. Nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Lương Sơn, anh em, họ hàng, anh bắt đầu trồng nấm với nhà xưởng 150m2. Anh đặt mua giống nấm sò từ Thái Bình, tự tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm qua sách báo, internet. Những vụ nấm ban đầu, do ít kinh nghiệm chăm sóc nên nhiều bịch bị hỏng, phát triển chậm, sản lượng thu hoạch thấp. Bên cạnh đó, mặt hàng này còn khá lạ lẫm với người dân trong xã nên anh gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Không nản chí, anh luôn kiên trì với mô hình nấm của mình mặc dù những hộ trồng nấm khác trong vùng đều đã bỏ cuộc. Qua mỗi vụ nấm, anh lại tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, đồng thời tìm được nhiều mối hàng ổn định. Hiện giờ, cơ sở trồng nấm sò của anh Quang đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp nấm sò tới các gian hàng ở chợ Lương Sơn, Xuân Mai…

Trao đổi về kinh nghiệm trồng nấm, anh Quang cho biết: "Trồng nấm không khó nhưng phải chịu khó chăm sóc và kiên trì với nghề. Chọn và xử lý giống là khâu quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc đóng bịch nấm quyết định đến thành công của vụ nấm. Nước tưới phải đều, nhiều quá bịch nấm sẽ úng và hỏng. Tạo cho nhà xưởng môi trường ẩm thấp để nấm phát triển nhanh, đồng thời khử trùng thường xuyên để nấm không bị nhiễm bệnh”.  

Phát triển mô hình trồng nấm đến nay đã 8 năm, hiện tại, anh có 3 nhà xưởng trồng nấm, mỗi xưởng có diện tích từ 150-300m2 với tổng số hơn 12.000 bịch. Sản phẩm nấm sò bán ra thị trường có giá 25.000-30.000 đồng/ kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, mô hình trồng nấm đem về cho anh Quang thu nhập 100-150 triệu đồng/năm. Nguyên liệu trồng nấm đơn giản, đều sẵn có và dễ kiếm như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa… do đó mô hình trồng nấm có thể nhân rộng ra khắp nơi, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.

"Khi mới trồng nấm, tôi rất lo lắng về đầu ra cho sản phẩm, nhưng hiện giờ cung không đủ cầu, nhiều khách hàng đến tận nhà hỏi mua nhưng vụ nấm đã thu hoạch hết, không còn để bán”, anh Quang vui vẻ.

Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, gia đình anh Quang đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trong xóm. Để mô hình được nhân rộng, giúp nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT- XH địa phương, anh mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật chăn nuôi để nghề trồng nấm sẽ là hướng phát triển mới, giúp nhiều hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Hoàng Anh

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục