(HBĐT) - Trên tay cầm chiếc túi bạt được may gia công, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) giới thiệu với chúng tôi về quá trình làm giàu theo cách làm mới mà vợ chồng anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ hơn 1 năm nay. Mô hình may gia công túi bạt xuất khẩu của gia đình anh Quyên không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương.


Mạnh dạn từ bỏ nghề truyền thống

Trước năm 2017, anh Quyên vẫn theo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhận thấy chăn nuôi thu nhập không ổn định và nhiều lao động địa phương không có việc làm đã thôi thúc anh tìm tòi, đến với một nghề hoàn toàn mới với người dân nơi đây. Cơ duyên những sản phẩm túi bạt xuất khẩu đến với vợ chồng anh từ một người bạn cùng huyện đã làm thành công trước đó. Anh Quyên chia sẻ: "Tôi cùng vợ bàn bạc, được gia đình ủng hộ nên quyết định từ bỏ nghề nông để chuyển đổi sang hướng làm giàu khác. Thời gian đầu tôi gặp không ít khó khăn bởi là người đi tiên phong ở xã. Nhờ có người bạn đã thành công trước đó tận tình hướng dẫn, động viên và quyết tâm làm giàu giúp tôi có thêm động lực để thực hiện”.


Mạnh dạn chuyển đổi để làm giàu, anh Bùi Văn Quyên, xóm Lựng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) thành công với mô hình gia công túi bạt xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Anh tích cực học hỏi cách làm và mạnh dạn đầu tư hơn 250 triệu đồng để đầu tư máy móc, xây dựng nhà xưởng và thuê 15 công nhân là lao động địa phương. Sản phẩm do xưởng của gia đình anh sản xuất ra đều được Công ty Casablanca Việt Nam tại tỉnh Hà Nam bao tiêu với mức giá ổn định và cung cấp 100% nguyên liệu sản xuất. Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, xưởng của anh Quyên sản xuất hai loại túi gồm túi 2 quai với giá 700 đồng/túi và túi 4 quai có in tem với giá 1.000 đồng/túi. Với lượng công nhân hiện nay, nhà xưởng sản xuất từ 60.000 - 70.000 túi/ngày, khoảng 2 - 3 ngày xuất hàng cho công ty một lần. ưu điểm của mặt hàng nay là thân thiện môi trường, thuận tiện cho người sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Túi có chất liệu từ bạt nên khá chắc chắn cho người dùng nếu phải xách đồ nặng, kiểu dáng giống nhau nhưng đa dạng về màu sắc, đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng. Trừ chi phí, mỗi năm, doanh thu từ nhà xưởng của anh đạt khoảng 180 triệu đồng. Cộng thêm việc may quần áo tại nhà của vợ anh và bán hàng tạp hoá giúp gia đình anh cải thiện rõ rệt thu nhập, trở thành một trong những hộ tiêu biểu phát triển kinh tế của xã.

Quyết tâm mở rộng sản xuất

Hiện, 15 công nhân làm việc cho xưởng của gia đình anh Quyên có mức lương từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng tuỳ theo sản phẩm làm ra. Tuy nhiên, thị trường đang cần nhiều hơn lượng hàng hoá nên anh Bùi Văn Quyên có dự định mở rộng xưởng để tăng sản lượng và tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Anh Quyên cho biết: "Do hàng hoá xuất khẩu ngày càng lớn, nhà xưởng của gia đình tôi ở mức trung bình nên thời gian tới, tôi dự định thuê thêm địa điểm trong xã để làm nhà xưởng với quy mô bằng nhà xưởng hiện tại để tăng lượng hàng cho công ty xuất khẩu, hơn nữa tạo thêm việc làm thường xuyên cho người dân, giúp họ có nguồn thu ổn định hơn”.

Mặt hàng làm ra không bán lẻ ngoài thị trường mà được công ty thu mua toàn bộ, do đó, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, chủ yếu là công nhân nữ. Tuy nhiên, mong muốn mở rộng sản xuất của anh Quyên cũng gặp khó khăn nhất định. Anh chia sẻ: "Vốn đầu tư lớn nhưng gia đình tôi có thể xoay sở được để mở rộng sản xuất. Khó khăn lớn nhất là đảm bảo nhân công làm việc ổn định, lâu dài. Bởi thanh niên đến tuổi lao động thường đi làm ăn xa, một số ở nhà làm nông nghiệp đơn thuần, ngại làm thêm công việc mới. Nếu nhà xưởng mới mở ra thì việc duy trì hoạt động để đảm bảo lượng hàng rất cần có đội ngũ công nhân có tay nghề làm việc lâu dài”. Trước thách thức mới, với bản tính của thanh niên cần cù, chăm chỉ, anh Quyên đang tìm hướng khắc phục khó khăn và quyết tâm mở rộng sản xuất trong thời gian sớm nhất, mở ra hướng khởi nghiệp mới cho thanh niên nông thôn.

 

Thanh Sơn


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục