(HBĐT) - Sinh ra ở Nam Định, lên vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, với tình yêu thiên nhiên, đam mê nghệ thuật, chịu thương, chịu khó, anh Đoàn Xuân Thành đã trở thành chủ cơ sở sản xuất gỗ lũa, tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của những khách hàng khó tính, đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ở địa phương.


Bây giờ, anh Đoàn Xuân Thành đã sở hữu một cơ sở sản xuất gỗ lũa uy tín với nhiều thợ lành nghề, sản xuất, sáng tạo ra hàng trăm sản phẩm nghệ thuật, thỏa mãn thị hiếu nhiều khách hàng khó tính trên toàn quốc. Cơ sở sản xuất gỗ lũa của anh Đoàn Xuân Thành nằm ở xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn, bên QL 6. Anh Thành sinh năm 1976, có duyên với nghề chế tác gỗ lũa. Ngay từ nhỏ, anh đã được tiếp cận và học điêu khắc tại huyện Ý Yên, Nam Định, là một trong những địa phương có nghề điêu khắc, chế tác, sản xuất gỗ nổi tiếng của cả nước. Năm 2004 , anh lên vùng đất Lâm Sơn, địa phương có nghề làm gỗ lũa, đá cảnh. Làm thuê, học nghề một thời gian dài, năm 2009, anh mua đất dựng nhà, mở cơ sở sản xuất gỗ lũa.


Anh Đoàn Xuân Thành làm sản phẩm con rùa từ gốc gỗ nghiến.

Hiện anh Thành là trưởng làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn. Anh Thành cho biết: Nghề gỗ lũa phải có đam mê và tố chất nghệ sỹ, mới có thể làm ra những sản phẩm khác lạ, có giá trị cao. Mình vừa làm "ông chủ” cũng là công nhân. Không thể xỏ tay túi quần mà phải sắn tay vào làm sản phẩm mới có sức sống. Sản phẩm của cơ sở khá đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ. Anh Thành giới thiệu một số sản phẩm gỗ lũa nghệ thuật tiêu biểu như: Sản phẩm Cửu Long Tranh Châu là loại gỗ phay sừng, dòng gỗ chịu nhiệt, không cong vênh, có độ bền với thời gian. Sản phẩm chín con rồng mài rũa tinh xảo tranh viên ngọc quý, được định giá tới 150 triệu đồng. Để hoàn thiện, ba thợ điêu khắc phải làm việc cần mẫn tới 3 tháng. Sản phẩm con cóc ba chân thần tài nặng khoảng 7 tạ bằng gốc gỗ nghiến cứng, không mối mọt trước thời gian, tạo lộc và tiền tài cho gia chủ… Mỗi sản phẩm đều toát lên tính nghệ thuật. Tượng thần tài vui tươi, sán lạn, no ấm. Tượng Ông Thọ được chế tác từ gỗ lu, ban tài lộc, sức khỏe… Bộ bàn ghế trông như của vua chúa được chế tác từ gỗ gù hương tỏa hương thơm ngát, hợp cho những nhà biệt thự, nhà vườn.

Mỗi sản phẩm hoàn thiện mang biết bao mồ hôi, công sức, đam mê, bây giờ nghề đã ngấm vào máu, chảy trong huyết quản nên bán đi cũng thấy tiếc. Mấy năm trước, anh mang sản phẩm ngũ phúc, cây tùng cao 3 mét làm từ gỗ lũa gù hương tham dự hội chợ ở Hòa Bình, nhiều người mê mẩm, ao ước ngắm nhìn. Cuối cùng, cây tùng ngũ phúc được một doanh nhân người Thái Nguyên, thuật sở hữu.

Rồi sản phẩm Long chầu, rồng canh một hòn ngọc quý được làm từ gốc gù hương lâu đời như đã hóa thạch ở dưới đất, bắt đầu tái sinh. Tức là gốc gỗ lũa tồn tại hàng chục năm, bỗng nhiên nổi lên mặt đất và mọc những chồi non. Anh đến tìm mua của một người dân địa phương giá 500.000 đồng. Gốc lũa trông gồ ghề, xù xì chắc nịch tựa đá tảng. Theo những người làm nghề, đây là sự hy hữu, kỳ duyên mới thấy và sở hữu được. Mua gốc gỗ lũa về chỉ biết yêu quý, hương tỏa thơm ngát, trông ra muôn hình, muôn vẻ, tạo hình gì cũng thấy tiếc. Để 4-5 tháng trời trong nhà chưa nghĩ ra phải gọt rũa, chế tác thành linh vật gì? Ngắm cả ngày chưa ra. Ngắm ban đêm lại ra hình con rồng. Dưới bàn tay tài hoa, tâm hồn nghệ thuật, sau mấy tháng gọt rũa, anh đã tạo ra một sản phẩm nghệ thuật ai cũng mê. Gốc gỗ lũa mang hình con rồng vùng vẫy, đón gió, vờn mây, vươn khơi, vượt biển, biểu trưng hội tụ được khí chất của 12 con giáp đã được một người thân ở thị trấn Kỳ Sơn sở hữu. Thỉnh thoảng anh vẫn qua lại uống nước, ngắm cảnh cùng chủ nhân để cảm thấy cuộc đời ấm áp, hạnh phúc.

Anh Đoàn Xuân Thành cho biết: Nếu về quy mô, tính chuyên nghiệp thì làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn không so được với các cơ sở nổi tiếng. Thế nhưng, làng nghề lại có thế mạnh là tiếp cận và có nhiều cơ hội sở hữu các gốc cây quý, đá cảnh quý tự nhiên của địa phương, cộng với lòng đam mê, nhiệt huyết của những người thợ lành nghề, yêu cảnh, yêu vật, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, chế tác những sản phẩm riêng nên có chỗ đứng ở trên thị trường được khách hàng chọn lựa.

Sản phẩm gỗ lũa Lâm Sơn đã tự tin khi liên tục tham gia các hội chợ các tỉnh khu vực phía Bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam và một số tỉnh phía Nam, được khách hàng tìm mua. Anh dự định đầu tư chiều sâu, mở rộng nâng cao chất lượng các sản phẩm chế tác từ gỗ lũa với giá trị cao hơn cả tỷ đồng, góp phần xây dựng thương hiệu làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Lâm Sơn.


L.C


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục