(HBĐT) - 8,8 tỷ đồng đã được chị "liều lĩnh” đổ xuống mảnh đất Thung Khe, quanh năm sương mù bao phủ, bốn bề núi đá nhấp nhô. Để theo đuổi dự án khởi nghiệp của mình, cứ tối thứ sáu là chị Huỳnh Châu Hạnh (thường trú tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đáp chuyến bay TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội và lên đến Mai Châu khi trời mờ sáng. Dành trọn 2 ngày cho trang trại Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - Herbal King Mai Châu (tại xóm Thung Khe, xã Thung Khe, huyện Mai Châu). Đêm chủ nhật chị lại bay ngược vào TP Hồ Chí Minh để sáng hôm sau trở về với công việc cơ quan cũng như chăm sóc gia đình. Như "cô gái lấm bùn”, sau hơn 1 năm được chăm chút, gột rửa, đỉnh Thung Khe giờ đây rực rỡ sắc hoa 3 miền, ngát hương thơm từ những cốc trà ĐTHT. Út Hạnh đã góp phần mang đến cho cửa ngõ Mai Châu luồng sinh khí tươi mới, tạo cảm hứng cho các nhà đầu tư tìm đến với Mai Châu.

Bài 1- Cô gái Sài Gòn khởi nghiệp trên đất Mai Châu

Mở đầu cuộc trò chuyện, tôi đã thẳng thắn hỏi Út Hạnh rằng: Liệu chị có quá liều lĩnh khi ôm gần 9 tỷ đồng từ TP Hồ Chí Minh ra tận tỉnh miền núi Hoà Bình để khởi nghiệp? Út Hạnh đã tự tin trả lời chắc nịch rằng: Hạnh không hề liều lĩnh. Sau nhiều năm làm Phó Giám đốc phụ trách truyền thông cho công ty thảo dược của chị gái; lăn lộn cùng chị gái trong việc nuôi trồng, chế biến và tìm đường xuất khẩu ĐTHT. Chứng kiến chị gái thành công, Tôi quyết định khởi nghiệp để gây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Sau khi tìm kiếm địa điểm ở nhiều nơi, Út Hạnh quyết định đầu tư vào Mai Châu bởi "thiên thời, địa lợi” và đặc biệt là "nhân hòa”.

Mai Châu – đất lành chim đậu

Khi chia sẻ về lý do chọn Mai Châu là điểm đầu tư, Út Hạnh hào hứng: Tôi bắt đầu biết đến Mai Châu từ năm 2006 qua bạn bè nhưng vì quá xa xôi nên chưa có dịp lên thăm. Năm 2017, tôi gặp bác Khà Phúc Dằng (nguyên là Bí thư Huyện ủy Mai Châu) trong TP Hồ Chí Minh, được nghe bác nói nhiều về Mai Châu và mời ra thăm. Đây cũng chính là thời điểm tôi đang giúp chị gái trong công tác truyền thông quảng bá thương hiệu, vậy nên tôi khẩn trương thu xếp công việc, gia đình ra Mai Châu. Khi đi mang theo một số sản phẩm ĐTHT và chỉ có mục đích là quảng bá sản phẩm, tìm đối tác chuyển giao công nghệ nuôi trồng ĐTHT.


Út Hạnh (người mặc áo dài tím) giới thiệu với du khách về quá trình xây dựng Herbal King và quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Ra đến Mai Châu, Út Hạnh ngỡ ngàng và đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chị chia sẻ: Qua phương tiện truyền thông và mạng xã hội, chỉ biết đến Mai Châu với bản Lác nhưng ra đây mới thấy Mai Châu còn có Ba Khan thơ mộng, thác Lò Gào hoang sơ, hùng vĩ; những nếp nhà sàn người Thái yên bình; ẩm thực độc đáo. Đặc biệt Mai Châu còn là cửa ngõ của miền du lịch Tây Bắc. Đây thực sự là điểm đến rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư nói chung, đầu tư trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Ngoài ra, theo tìm hiểu và kinh nghiệm của cá nhân Hạnh cho thấy, Mai Châu có khí hậu mát mẻ, rất lý tưởng cho việc nuôi trồng ĐTHT. Quá "kết” Mai Châu, Hạnh đã dành khá nhiều thời gian, công sức tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tiềm năng và đặc biệt là các cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Mai Châu nói riêng. Sau khi tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng, từ mục đích ban đầu chỉ là đi giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác chuyển giao, ngày 30/6/2017, Hạnh chính thức làm việc với chính quyền địa phương để thực hiện việc khảo sát, lập dự án và quyết định khởi nghiệp trên mảnh đất Tây Bắc này.

Út Hạnh cho biết: Lãnh đạo huyện Mai Châu đã đồng ý và trực tiếp đưa Hạnh đi chọn địa điểm triển khai dự án. Yêu cầu đặt ra là cần một diện tích đất rộng, bằng phẳng để xây dựng hạ tầng, có khí hậu phù hợp. Địa điểm ban đầu huyện Mai Châu đưa Hạnh đến khảo sát là ở xã Noong Luông, rồi xã Tân Sơn... nhưng Hạnh thấy không phù hợp. Sau đó, tình cờ Hạnh tìm ra đỉnh Thung Khe này. Tại thời điểm khảo sát, nơi đây trước là cơ sở trồng nấm hương nhưng thất bại, bị bỏ hoang. Tuy nhiên, nhìn ra vị trí "chiến lược” với việc giáp quốc lộ 6, lại nằm ngay trên cửa ngõ vào Mai Châu, 2 mặt giáp đường, khí hậu mát mẻ, diện tích hơn 1 ha đáp ứng được các yêu cầu của dự án nên Hạnh đã quyết định khởi nghiệp tại đây.

Ngày 30/9/2017, Hạnh được nhận quyết định của UBND huyện Mai Châu về việc giao đất cho hộ kinh doanh cá thể thuê 50 năm. Ngày 2/10/2017, Hạnh bắt đầu tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định. Ngày 20/10/2017, Herbal King Mai Châu chính thức được khởi công xây dựng. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 là xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngày 20/1/2018.

Chia sẻ về tiến độ "thần tốc” này, Út Hạnh cho biết: Là người từ xa đến Mai Châu đầu tư, hoàn toàn "lạ nước lạ cái”, Hạnh không có các mối quan hệ xã hội cũng như anh em họ hàng ở đây để có thể nhờ cậy. Đây cũng là lần đầu tiên Hạnh khởi tạo sự nghiệp cho riêng mình nên cũng đã rất bỡ ngỡ, lúng túng. Tuy nhiên, động lực giúp Hạnh triển khai dự án khẩn trương chính là sự tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy chính quyền huyện Mai Châu. Từ lãnh đạo huyện đến cán bộ các phòng, ban liên quan đã hướng dẫn, hỗ trợ Hạnh thực hiện các thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp để được miễn 11 năm tiền thuế đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Đây là điều rất quan trọng để thu hút Hạnh cũng như bất cứ nhà đầu tư nào đến với địa phương.

Quyết tâm mang Đông trùng hạ thảo về Mai Châu

Nuôi trồng ĐTHT phải được sản xuất với quy trình khép kín trên nền tảng công nghệ hiện đại với những yêu cầu nghiêm ngặt. Do đó, chi phí để nhận chuyển giao công nghệ, đảm bảo các điều kiện về nuôi trồng chế biến đòi hỏi vốn rất lớn. Út Hạnh chia sẻ: Ban đầu chỉ định đi tiếp thị sản phẩm nhưng sau bén duyên, rồi nảy sinh ý định đầu tư ở Mai Châu nên tôi khá bị động về vốn. Tại thời điểm bắt đầu khởi nghiệp, tôi là Phó Chủ tịch MTTQ xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, chồng là cán bộ Hội Nông dân huyện Bình Chánh. Sau nhiều năm tích cóp, 2 vợ chồng có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và chiếc xe ô tô. Vốn của 2 vợ chồng, vay ngân hàng và người thân trong gia đình tổng huy động được 3,5 tỷ đồng. Nhưng nhu cầu thì cần đến 8 - 9 tỷ đồng, trong đó cơ sở hạ tầng và chi phí chuyển giao công nghệ nuôi trồng ĐTHT đã chiếm hơn 50% số vốn đầu tư.

Thiếu vốn và gặp rất nhiều khó khăn khi huy động vốn, bởi nhiều người hoài nghi trước tính khả thi của dự án khởi nghiệp mà Hạnh đang triển khai. Khó khăn này đã ngăn cản nhưng không làm Út Hạnh chùn bước. Hạnh cười chia sẻ: Có lẽ do trưởng thành từ cán bộ Đoàn, lại đang làm cán bộ MTTQ đã giúp tôi tích lũy khả năng nói, thuyết phục người khác. Tôi đã vận động được 15 người là bạn, là thầy, đồng nghiệp cùng tham gia cổ phần, góp vốn.

Có vốn trong tay, Hạnh bắt đầu triển khai dự án khởi nghiệp theo dự tính. Hạnh chia sẻ: Tháng 9/2015, Việt Nam chính thức thực hiện được việc nuôi trồng, sản xuất ĐTHT, đã có một số doanh nghiệp triển khai thành công việc nuôi trồng và sản xuất ĐTHT tuy nhiên, tại Hòa Bình thì Hạnh là người làm đầu tiên với loại hình du lịch Nấm. Tận dụng những lợi thế về phát triển du lịch của Mai Châu nên Hạnh quyết định xây dựng Công ty TNHH Herbal King tại Thung Khe theo hướng sản xuất và chế biến ĐTHT tại chỗ kết hợp với tổ chức cho khách du lịch thăm quan, mua sắm. Để thực hiện ý tưởng này, Hạnh đã góp nhặt, vận dụng những điều học được từ đi thăm quan, học tập thực tế tại các trang trại nuôi trồng ĐTHT, nấm linh chi tại Malaysia, Indonesia kết hợp với cách làm du lịch của Thái Lan.

Hạnh tính toán, theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 350 nghìn lượt khách đến Mai Châu, 800 nghìn lượt khách đến Mộc Châu, tức có khoảng 1,15 triệu lượt khách đi du lịch Tây Bắc sẽ đi qua Herbal King tại Thung Khe. Có 10 người đi qua, chỉ cần 3 người dừng lại vào thăm quan và chỉ cần 1 người mua hàng thì doanh số năm của Hạnh đã đạt gần 30 tỷ đồng. Herbal King Mai Châu ngay tại đỉnh Thung Khe, sát quốc lộ 6, đón đầu dòng khách du lịch đổ lên Tây Bắc tăng nhanh qua từng năm, nhất là khi Mai Châu được quy hoạch trở thành điểm du lịch quốc gia, Mộc Châu là khu du lịch quốc gia.

Theo các tài liệu về Đông y, ĐTHT có công dụng bổ khí, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể tự điều chỉnh và phục hồi sức khỏe, nhất là đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, do giá thành của ĐTHT nhập khẩu quá đắt nên đây vẫn là sản phẩm chăm sóc sức khá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Do đó, nếu như ĐTHT nuôi trồng, sản xuất được tại chỗ, chất lượng đảm bảo thì chắc chắn sẽ được người tiêu dùng đón nhận. Vì những khảo sát, tính toán có căn cứ đó nên Hạnh quyết định mang ĐTHT về Mai Châu.

Dương Liễu


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục