Thời gian gần đây, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang tiếp tục có bước phát triển ấn tượng, chỉ số tăng trưởng khá cao qua từng năm. Ngành du lịch Kiên Giang đã và đang tiếp tục bứt phá để xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.



Phía nam đảo Phú Quốc nhìn từ cáp treo Hòn Thơm.


Năm 2013, khi Tỉnh ủy Kiên Giang ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2020, với nhiều giải pháp mang tính đột phá đã tạo chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực du lịch. Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Trần Chí Dũng cho biết: Sau khi nghị quyết được quán triệt, cán bộ, đảng viên, nhất là các tầng lớp nhân dân trong vùng trọng điểm du lịch đã nhận thức đúng về tiềm năng, lợi thế, đồng lòng ủng hộ quan điểm, chủ trương và các giải pháp phát triển. Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống và chỉ hơn bốn năm thực hiện, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt. Tính từ năm 2013 đến 2017, Kiên Giang đã đón khoảng 20,4 triệu lượt khách, trong đó có 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân hằng năm là 12,2%. Hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có hơn 14.000 phòng, trong đó 3.455 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao; doanh thu du lịch đạt 8.525 tỷ đồng. Ðầu năm 2018, tuyến cáp treo Hòn Thơm vượt biển dài nhất thế giới đã được đưa vào vận hành khai thác, tạo thêm sức hút cho Phú Quốc trong mắt du khách và giới đầu tư. Các chuyến bay, chuyến tàu ra Phú Quốc đầy ắp hành khách, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các hãng hàng không, tàu cao tốc phải tăng chuyến mới đủ cho nhu cầu đi lại.

Nhìn lại năm 2017, Phú Quốc có một sự vượt trội khi hàng loạt các chỉ số đều tăng trưởng rất cao. Thể hiện nguồn vốn đầu tư vào Phú Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng khi huyện đảo đang trên đường trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Năm qua, Phú Quốc thu ngân sách đạt hơn 4.250 tỷ đồng, tăng hơn 71,6% so cùng kỳ, chiếm gần một nửa so với số thu của cả tỉnh Kiên Giang. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 26,4% so cùng kỳ, riêng bán lẻ hàng hóa đạt 9.740 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào chỉ tiêu của khách du lịch. Ước tính khách du lịch đến Phú Quốc gần 1,96 triệu lượt, tăng 35,2% so cùng kỳ năm, trong đó khách quốc tế đạt hơn 361 nghìn lượt, tăng đến 72% so năm 2016.

Trong các chỉ số tăng trưởng cao, du lịch Phú Quốc đã có đóng góp lớn. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh, trong số 274 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch đang còn hiệu lực triển khai trên địa bàn tỉnh thì vùng du lịch Phú Quốc có 218 dự án, chiếm 79% của toàn tỉnh. Trong số này, có 30 dự án đi vào hoạt động, diện tích 914 ha, vốn đầu tư 31.073 tỷ đồng. Phần lớn các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm thương mại, mua sắm kết hợp dịch vụ du lịch, khu vui chơi, giải trí. Nhiều dự án có đầu tư quy mô, tầm cỡ quốc tế đã đưa vào hoạt động giúp Phú Quốc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất nước ta và trong khu vực.

Mới đây, Tỉnh ủy Kiên Giang ban hành Nghị quyết số 03, "Về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Trong khi đó, các tuyến giao thông kết nối với các điểm du lịch như: tuyến đường hành lang ven biển phía nam, đường Hồ Chí Minh (Lộ Tẻ - Rạch Sỏi), quốc lộ 63 (Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu)… được nâng cấp, mở rộng, xây mới góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Kiên Giang tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng thu hút các nhà đầu tư phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch tại các địa bàn du lịch như: U Minh Thượng, Hòn Ðất, Kiên Lương, Hà Tiên. Xây dựng một số trung tâm, khu, điểm du lịch, các tua, tuyến du lịch ở Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá, Hòn Ðất, Kiên Hải, U Minh Thượng…

 

                              TheoNhandan

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục