Dịch COVID-19 bùng phát lần này khiến thị trường du lịch tiếp tục lao đao, nhất là thời điểm trước đó, Hà Nội thực hiện hàng loạt biện pháp kích cầu du lịch, lượng người đặt tour tăng cao.

Sự thay đổi đột ngột khiến du khách thận trọng trong việc lựa chọn giữa đi hay hủy tour. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp lữ hành Thủ đô và cơ quan quản lý đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, quyền lợi cho khách trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Tạm hoãn hàng loạt tour du lịch

 

Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh minh họa: Tuấn Đức/TTXVN

Thời điểm tháng 3, 4, thị trường du lịch Hà Nội và cả nước bắt đầu khởi sắc khi dịch COVID-19 lần ba được khống chế, xu hướng du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và du lịch hè tăng cao. Tuy nhiên, cuối tháng 4, dịch COVID-19 lần bốn bùng phát trở lại khiến du khách cân nhắc việc có đi du lịch hay không để đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội. Nhiều người liên tục liên hệ với các hãng lữ hành để cập nhật tình hình dịch bệnh. Một số người chủ động chuyển tour sang thời điểm khác, thậm chí hủy tour.

Theo các công ty du lịch Hà Nội, thời điểm này, khá nhiều đoàn đổi chuyến sang thời điểm xa hơn, có đoàn hủy tour. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu dịch bệnh chưa thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu xảy ra tình trạng này, các doanh nghiệp bình tĩnh xử lý tình huống phát sinh, khách hàng cũng thông cảm và chia sẻ cùng doanh nghiệp.

Khách hoãn, hủy đối với các tour khởi hành vào tháng 5. Tính từ cuối tháng 4 đến nay, có những đoàn khách đổi lịch khởi hành tới hai lần, lần đầu chuyển sang cuối tháng 5 và hiện tiếp tục chuyển sang các tháng xa hơn.

Tại Công ty Cổ phần Du lịch Flamingo Redtours, nhiều tour khởi hành trong tháng 5 đã tạm hoãn. Một số khách đặt tour các tháng sau đang nghe ngóng, tùy tình hình dịch bệnh mới quyết định.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Flamingo Redtours, công ty đã chủ động liên lạc với khách để trao đổi thông tin tình hình dịch bệnh, điều kiện để có thể thực hiện và không thể thực hiện tour. Công ty đưa ra phương án để khách lựa chọn như hoãn tour, thay đổi lịch trình tour từ điểm này sang điểm khác, nếu có thể thực hiện được hoặc hủy tour.

Sự thay đổi đột ngột khiến du khách thận trọng trong việc lựa chọn giữa đi hay hủy tour. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp lữ hành Thủ đô và cơ quan quản lý đưa ra nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, quyền lợi cho khách trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Tạm hoãn hàng loạt tour du lịch

Theo bà Trịnh Mỹ Nghệ, Giám đốc Công ty Du lịch quốc tế ITC, với tính chất khách đăng ký qua công ty hầu hết là khách đoàn nên các đoàn không hủy chuyến mà chỉ chuyển thời gian khởi hành. Đến nay, có khoảng 80% các đoàn chuyển sang đi vào các tháng 6,7. Tuy nhiên, các tour tháng 5 hầu hết là tour có mức giá rẻ hơn những tháng cao điểm hè nên việc chuyển tour sẽ chịu chi phí vận chuyển, khách sạn cao hơn. Chính vì vậy, nhiều đoàn khách đổi thời gian khởi hành vào tháng 9.

Bà Trịnh Mỹ Nghệ cho biết thêm, Công ty đang tư vấn cho khách, cập nhật thông tin từ các hãng hàng không, khách sạn để có những điều chỉnh phù hợp.

Chung tay vượt qua đại dịch

Lần thứ tư dịch COVID-19 bùng phát cũng là lần thứ tư ngành Du lịch chịu khủng hoảng, do vậy, thời điểm này, các doanh nghiệp đều bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho du khách và toàn ngành cũng như quyền lợi của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp chủ động thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn, đàm phán với các đối tác cung cấp dịch vụ để hoàn hủy dịch vụ.

Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội chủ động ngưng các tour đến địa phương đang có dịch COVID-19, thời gian tạm dừng dự kiến đến hết tháng 5/2021 hoặc cho đến khi tình hình dịch bệnh ở địa điểm này được kiểm soát tốt.

Công ty đang tập trung vào các nhóm khách nhỏ đi riêng lẻ với các loại hình sản phẩm: Dịch vụ vận chuyển và khách sạn, dòng sản phẩm Caravan, tour tekking, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, dòng sản phẩm cao cấp. Điểm đến đưa vào phục vụ tập trung vào các vùng an toàn, tránh qua vùng có dịch. Về phía khách hàng, đa số họ đồng ý chuyển sang địa điểm an toàn hoặc bảo lưu chi phí bằng hình thức coupon và chọn thời gian du lịch sau.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hiệp hội Du lịch Hà Nội hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên xử lý tình huống trong hoạt động du lịch, nhất là tình huống phát sinh khi khách hoãn, hủy tour. Hiệp hội đề nghị doanh nghiệp đề xuất vướng mắc về vé máy bay, khách sạn, điểm đến. Trên cơ sở đó, Hiệp hội sẽ có văn bản gửi các cơ quan, tổ chức liên quan để kịp thời tháo gỡ. Hiệp hội triển khai đến hội viên các văn bản liên quan đến chính sách du lịch trong thời điểm hiện nay.

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực tốt việc phòng, chống dịch COVID-19. Các điểm tham quan du lịch cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, lữ hành điều phối đoàn khách tham quan, hạn chế tập trung đông người cùng thời điểm, theo dõi tình hình sức khỏe của du khách.

Đơn vị lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, như: Đo thân nhiệt khách trước khi khởi hành; yêu cầu khách, lái xe đeo khẩu trang trong suốt hành trình; khai báo y tế, bố trí xà phòng, dung dịch sát khuẩn cho du khách. Các cơ sở lưu trú du lịch nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế, khai báo lưu trú trực tuyến đối với khách theo quy định; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống cháy nổ, an ninh trật tự...

 

                                  Theo Baotintuc

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục