(HBĐT) - Do địa hình sông, suối chia cắt nên xã Lỗ Sơn (huyện Tân Lạc) có đến 3 chiếc cầu treo nhưng hiện nay, 1 chiếc đã hư hỏng hoàn toàn; người dân phải lội suối hoặc đi vòng. Ngoài ra, tuyến đường liên xã, liên xóm mới bê tông hóa được gần 50%, còn lại là đường đất. Thực tế này đã gây ra nhiều khó khăn cho phát triển KT- XH của xã.

 

Đường đất lầy lội tại xóm Đá 1, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) gây khó khăn cho người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

 

Đưa chúng tôi đi khảo sát thực tế tại khu vực xóm Đá 2, đồng chí Bùi Văn Nượm, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Các địa điểm trung tâm hành chính nằm ở vùng trong, trong khi đó, khu dân cư lại tập trung sinh sống ở vùng ngoài. Do đó, để giải quyết vấn đề này, xã đã huy động nguồn lực xây dựng 3 chiếc cầu treo dân sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một chiếc cầu ở giữa nối liền xóm Bệ, xóm Đồi Mới với xóm Đá 2 đã bị hư hỏng. Chính vì vậy, người dân sinh sống tại khu vực này gặp khó khăn trong việc di chuyển, lưu thông các hóa. Học sinh muốn đến trường phải lội qua các con suối hoặc đi đường vòng dài 6- 7 km. Tuy nhiên vào mùa mưa bão, dòng nước chảy xiết, mực nước sâu tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tính mạng đến những người dân đi qua suối.

 

Sau 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã đã huy động được trên 15 tỷ đồng từ nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ và các chương trình dự án lồng ghép. Cùng với đó, nhân dân đóng góp trên 3.000 ngày công lao động. Qua đó đã bê tông hóa được trục đường liên xã dài 8/16 km, trục đường liên thôn, xóm đã được bê tông hóa trên 10/20 km. Tuy vậy vẫn còn đến 505 km đường liên xã, liên xóm là đường đất.

 

Hiện nay, trục tỉnh lộ 436 chạy qua địa bàn xã 4 km đã xuống cấp trầm trọng, mặt đường đã xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà. Trục đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân Lỗ Sơn.

Theo tìm hiểu của PV, giao thông khó khăn, chia cắt đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT – XH của xã. Chính vì vậy, hàng hóa nông sản của người dân làm ra khó tiêu thụ bởi vận chuyển, lưu thông gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, các mặt hàng đều được thương lái thu mua thấp hơn so với các xã lân cận. Ví dụ như 1kg gà thương phẩm được thị trường thu mua với giá 100.000 đồng thì người dân xã chỉ bán với giá 90.000 đồng. Ngoài ra, đối với các mặt hàng mất nhiều chi phí vận chuyển thì mức chênh lệch giá còn cao hơn. Điển hình như cây mía tím, tại các xã lân cận như Tử Nê, Phong Phú có thể bán được 7.000 - 8.000 đồng/cây, xã Lỗ Sơn chỉ bán được 4.000 - 5.000 đồng/cây.

 

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi lên thăm xóm Đá 1, một trong những xóm hạn chế nhất về đường giao thông nông thôn. Theo quan sát của chúng tôi, con đường dẫn vào khu vực trung tâm xóm dài khoảng 2 km hiện mới bê tông hóa được 500 m, còn lại là nền đường đất rất khó đi. ông Bùi Văn Tỏ ở xóm Đá 1 cho biết: “Đối với nhân dân xóm Đá 1, mong mỏi lớn nhất là con đường dẫn từ UBND xã về xóm được bê tông hóa. Hiện nay, vì chưa có đường bê tông nên hàng hóa nông sản của chúng tôi làm ra không bán được, muốn tiêu thụ phải vận chuyển ra tỉnh lộ 436 để các thương lái thu gom. Tuy nhiên, vào mùa mưa, đường đất lầy lội, trơn trượt nên toàn bộ hoạt động sản xuất đều bị ngưng trệ. Các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường, phụ huynh phải cõng con lội qua suối có độ sâu từ 70- 90 cm rất nguy hiểm. Mùa mưa bão năm 2014, một người dân đi qua suối đã bị cuốn trôi, rất may đã được nhân dân cứu sống”. 

Lỗ Sơn là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, thu nhập bình quân năm 2016 mới đạt 16 triệu đồng/người, chỉ bằng một nửa thu nhập bình quân chung của toàn huyện; tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 35%. Trước thực tế trên, chính quyền và nhân dân nơi đây mong muốn hệ thống đường GTNT tiếp tục được đầu tư, xây dựng, tạo tiền đề cho KT-XH phát triển.

           

                                                                                    Đức Anh

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục