(HBĐT) - Với việc huy động nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng, kiểm tra, rà soát và kịp thời khắc phục các sự cố gây ách tắc, khó khăn cho việc đi lại, huyện Cao Phong đã chủ động, sẵn sàng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão.

 

Cầu treo xóm Môn, xã Bắc Phong (Cao Phong) đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Trước đây, cũng như tình cảnh của các hộ dân khu vực hai bên khe suối, người dân xóm Môn - xã Bắc Phong, xóm Chầm - xã Yên Lập qua lại con suối bằng những chiếc cầu tạm. Vào mùa mưa lũ, cuộc sống sinh hoạt của bà con gặp nhiều trở ngại, nhất là sau mỗi trận mưa to, nước suối chảy cuồn cuộn, cầu tạm chỉ bằng tre, nứa, tiềm ẩn hiểm họa mất an toàn giao thông. Kể từ khi được đầu tư bắc cầu qua suối, việc đi lại của người dân các xóm thực sự yên tâm bởi các cây cầu đều có kết cấu vững chắc, mố cầu được xây bê tông, dây néo, dầm và mặt sàn đều bằng thép đảm bảo kỹ thuật, an toàn khi đưa vào sử dụng.  

Trong 2 năm 2015 - 2016, một số công trình cầu, ngầm quan trọng khác như ngầm suối Chác - xã Xuân Phong, ngầm xóm Chầm - xã Yên Lập, đường cứng hóa xóm Rú 5 - xã Xuân Phong, đường cứu hộ - cứu nạn Xuân Phong - Yên Lập - Yên Thượng… đã được đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhờ vậy, những khó khăn, trở ngại về giao thông trên địa bàn đã cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, cầu Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) có tổng mức đầu tư 8 tỷ đồng đang đẩy nhanh tiến độ thi công với mục tiêu năm 2017 sẽ hoàn thành đáp ứng nhu cầu đi lại dân sinh. Bà Bùi Thị Lụa - người dân xóm Bảm cho biết: bao năm nay, đường đi, lối lại không thuận tiện. Để qua suối, bà con phải đi mảng không an toàn, bằng không phải đi đường vòng qua xã bạn với quãng đường xa, mất nhiều thời gian. Nhân dân trong và ngoài xóm mong mỏi công trình sớm thi công xong để việc đi lại không còn vất vả.  

Theo đồng chí Phạm Văn Thụy, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, trong khoảng 5 năm trở lại đây, bằng các nguồn lực từ ngân sách tỉnh, huyện, vốn Chương trình 135, trái phiếu Chính phủ và huy động từ nhân dân huyện đã xây mới, sửa chữa hệ thống đường sá, cầu, cống, ngầm tràn với tổng kinh phí đầu tư lên tới vài trăm tỷ đồng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 6 ngầm tràn và hàng chục cầu, cầu treo. Trong đó, 100% ngầm tràn đã có kết cấu liên hợp cống bằng bê tông cốt thép và lắp đặt hệ thống cảnh báo. Với kết cấu vững chắc này đảm bảo cho hoạt động giao thông qua các ngầm tràn, kể cả lúc xảy ra mưa lớn cũng không tràn nước qua bề mặt ngầm. Các cầu, cầu treo đã và đang được nâng cấp, xây mới nhờ huy động nguồn vốn các năm. Riêng năm 2016, bên cạnh nguồn vốn huy động từ Chương trình 135, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư làm đường giao thông nông thôn, huyện đã xây mới công trình ngầm Chằng Trong - xã Đông Phong chiều dài 92 m với tổng mức đầu tư 4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, công trình ngầm suối Chác - xã Xuân Phong chiều dài 51 m với tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện.       

Hệ thống cầu, ngầm được nâng cấp và xây mới, tuyến đường xã, liên xã, đường trục thôn, xóm, đường ngõ, trục chính nội đồng được tăng cường cứng hóa, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa đã góp phần xây dựng NTM, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Năm 2016, nguồn vốn huy động cứng hóa đường giao thông toàn huyện đạt hơn 96 tỷ đồng, tăng 2,26 lần so với năm 2015. Qua kiểm tra, rà soát việc đảm bảo an toàn giao thông trên tất cả các tuyến đường hiện đang quản lý, Phòng Kinh tế và Hạ tầng đã đôn đốc các xã, thị trấn phối hợp với đơn vị đường bộ chủ động duy tu, sửa chữa đối với các vị trí ổ gà, lún cao su, khơi thông cống, rãnh, phát quang tầm nhìn và sửa chữa, bổ sung các biển báo hiệu đường bộ còn thiếu hoặc đã hư hỏng, xuống cấp. Các đoạn đường sạt sụt, xói lở mùa mưa bão trước được khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trong cao điểm mùa mưa lũ. Theo đó, trên mọi tuyến giao thông đều đảm bảo mặt đường êm thuận, tầm nhìn thông thoáng, an toàn bốn mùa. Các cống, rãnh thoát nước tốt, thường xuyên được khơi thông, cọc tiêu, biển báo rõ ràng, không để ách tắc giao thông.

 

                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục