(HBĐT) - "Trong thời gian từ nay đến 5/9, nếu không khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng trừ thì chắc chắn hai đối tượng dịch hại này sẽ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Đặc biệt trong dịp 2/9, đề nghị các địa phương không lơ là công tác phòng trừ dịch” – Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục BVTV đã nhấn mạnh điều đó khi cho biết: Tại thời điểm này, rầy lứa 6 và bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đang là hai đối tượng dịch hại đặc biệt nguy hiểm đối với cây lúa vụ mùa 2017.


20/8 – 5/9 là cao điểm gây hại của rầy lứa 6

Theo kết quả kiểm tra đồng ruộng mới nhất của Chi cục BVTV: Đến ngày 21/8, rầy cám lứa 6 đã bắt đầu rộ trên nhiều diện tích lúa mùa, mật độ phổ biến 200-500 con/m2. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại địa bàn hai huyện Kim Bôi và Lạc Sơn với mật độ cao 1.000-2.000 con/m2, cục bộ 4.000-5.000 con/m2gây cháy ổ, cháy chòm. Dự báo từ nay đến 25/8, trứng rầy lứa 6 sẽ nở hết và có mật độ gây hại cao hơn rất nhiều so với những vụ sản xuất trước đây. So với vụ mùa 2016 thì vụ mùa năm nay rầy lứa 6 phát sinh sớm hơn 1 tuần, khả năng lây lan mạnh hơn, cao điểm gây hại được xác định từ 20/8 - 5/9, với mật độ và diện phân bố tăng nhanh trên các trà lúa. Cụ thể, mật độ phổ biến sẽ vào khoảng 500-1.000 con/m2, cao 2.000-3.000 con/m2, cục bộ hàng vạn con/m2 gây cháy chòm, cháy từng vạt hay cả ruộng từ sau 30/8 nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trong các đối tượng rầy lứa 6 đang phát sinh gây hại hiện nay, đáng lo ngại nhất là rầy lưng trắng bởi đây là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen – đối tượng có khả năng gây hại cho cả cây lúa lẫn cây ngô, là bệnh do virus Lùn sọc đen phương Nam gây ra, lây truyền qua môi giới là rầy lưng trắng. Theo nhận định từ Cục BVTV, vụ mùa năm nay, bệnh lùn sọc đen đang có xu hướng quay trở lại các tỉnh Bắc bộ. Tại tỉnh ta, bệnh lùn sọc đen đã bùng phát thành dịch vào vụ mùa 2009 và vụ xuân 2010, cùng với sự bùng phát của rầy lưng trắng trong 2 vụ sản xuất trước đó.


         Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diện tích nhiễm bệnh trên địa bà xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).

Theo báo cáo nhanh của Trạm BVTV các huyện, thành phố: Những ngày gần đây, nhiều diện tích lúa mùa đã xuất hiện lùn sọc đen sau đợt rầy lưng trắng lứa 5, có những ruộng tỷ lệ hại tới 15-20% số khóm. Với lùn sọc đen, ảnh hưởng tới năng suất vụ này tuy chưa thành vấn đề nhưng nó là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với sản xuất vụ đông 2017 và vụ chiêm xuân 2018. Chính vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương ngay từ bây giờ cần chủ động triển khai ngay các biện pháp quản lý dịch bệnh. Trước mắt với diện tích lúa mùa 2017, cần tập trung chỉ đạo công tác điều tra phát hiện bệnh. Đối với những diện tích có mật độ nhiễm rầy cao trên 2.000 con/m2, tiến hành phun trừ tập trung bằng biện pháp hóa học tại các ổ rầy, không phun tràn lan để tránh bùng phát rầy lứa 7. Nếu phun xong mật độ rầy vẫn còn cao phải phun lại lần 2, cách lần 1 từ 3-5 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại. Thời gian phun tập trung từ nay đến 5/9. Riêng các ruộng lúa đã có bệnh lùn sọc đen xuất hiện thì nhổ vùi các khóm bị bệnh để tiêu diệt nguồn bệnh, không đề tàn dư bệnh ảnh hưởng đến sản xuất vụ tiếp theo.

Tập trung phun phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn từ 22/8 - 2/9

Song song với diễn biến phức tạp của dịch rầy lứa 6, các địa phương cũng cần cảnh giác cao độ với một đối tượng khác là bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Qua kiểm tra, Chi cục BVTV cho biết bệnh này đang có xu hướng gia tăng mạnh trên vùng ổ bệnh cũ, chủ yếu tập trung tại Lạc Sơn, Lương Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn... với tỷ lệ bệnh phổ biến 1-5% số lá, cao 10-20% số lá, cục bộ >50% số lá, bệnh cấp 1-5. Dự báo trong khoảng 10 – 15 ngày tới, bệnh tiếp tục hại mạnh trên lúa giai đoạn phân hóa đòng – ôm đòng, trỗ bông. Đây là thời điểm cây lúa rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, cộng thêm diễn biến thời tiết mưa ẩm sẽ là tác nhân gia tăng nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, bệnh có thể gây cháy ổ, cháy chòm hay cháy cả ruộng.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục BVTV nhấn mạnh: Từ 22/8 – 2/9/2017 các địa phương cần tập trung phun phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn để bảo vệ diện tích lúa mùa. Trên những ruộng đang nhiễm bệnh, cần giữ mực nước từ 3 – 5 cm, tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng. Với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2 – 3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại. Đặc biệt, chỉ sử dụng những thuốc có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký phòng trừ đối tượng này, ví dụ như Lino Oxto 200WP; Starner20WP; Norshield 86.2WG; Apolits20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP... Phun theo hướng dẫn in trên bao bì, đảm bảo nguyên tắc "4 đúng” để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh.


                                                                        Thu Trang

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục