TS Đinh Văn Toàn, Chủ nhiệm đề tài - Viện địa chất thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam trao đổi về một số nguyên nhân gây hiện tượng sụt đất với các hộ dân bị ảnh hưởng.

TS Đinh Văn Toàn, Chủ nhiệm đề tài - Viện địa chất thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam trao đổi về một số nguyên nhân gây hiện tượng sụt đất với các hộ dân bị ảnh hưởng.

(HBĐT) - Sau hơn 1 tháng nghiên cứu về hiện tượng sụt đất tại xóm Khi xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, ngày 23/3 Sở KH&CN phối hợp với Viện địa chất - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức báo cáo sơ bộ Đề tài khảo sát dự báo khoanh vùng nguy cơ sụt đất tại xóm Khi và đề xuất các giải pháp phòng tránh.

 

Hiện tượng sụt lún đất tại xóm Khi ngày 12/2, tạo thành gần chục hố sâu và những vết nứt kéo dài khoảng 250 m theo đường liên xóm, trong đó có 2 hố sụt kích thước lớn ngay sát nhau ăn sâu vào taluy đường liên xã. Diện tích bị ảnh hưởng của khu vực sụt lún và vết nứt khoảng 4 ha, trong đó có 2 ha đất ở và 2 ha đất ruộng. Có 11 ngôi nhà của người dân nằm trong khu vực nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Ngay sau khi nhận được thông tin của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh đã tiến hành kiểm tra thực tế tại địa phương. UBND tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Địa chất - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành khoan, lấy mẫu đất để nghiên cứu, làm sáng tỏ nguyên nhân đề xuất giải pháp phòng tránh.

 

Theo PGS-TS Đinh Văn Toàn - Chủ nhiệm đề tài - nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp địa chất kiến tạo tại 30 điểm cả trong và ngoài khu vực hàng chục km, tìm hiểu đặc điểm biến dạng, phân bố đứt gẫy, hiện trạng nứt sụt đất. Phân tích ảnh viễn thám vùng nghiên cứu và lân cận, hỗ trợ cho nghiên cứu xác định đứt gẫy. Tiến hành đo được 48 điểm thăm dò địa chất tương ứng với tổng chiều dài tuyến 2.640 m và đo thăm dò điện 52 điểm với tổng chiều dài tuyến 1.560 m.

 

Qua đó, xác định: có 4 đứt gãy nhỏ là các nhánh của đới đứt gãy sông Đà, tạo ra hiện tượng sụt bậc trong cấu trúc các tầng nông. Bề rộng của mỗi đới đứt gãy khoảng vài chục mét, đây là vùng đất, đá bị phá hủy mạnh nên dễ bị tổn thương khi có lực tác động. Tại một số nơi phát hiện có 2 tầng nước ngầm, tầng nông giới hạn đến độ sâu khoảng 30m, tầng sâu xuất hiện từ độ sâu khoảng hơn 40m. Một số nơi 2 tầng nước được ngăn cách bởi lớp đất, đá mỏng, chiều dày đến dưới 10m. Nếu lớp ngăn cách 2 tầng nước lại rơi vào vùng đứt gãy, đất, đá bị phá hủy thì khi bơm hút nước ở tầng sâu khả năng phá tầng ngăn cách là rất lớn. Đây là nguyên nhân xảy ra hiện tượng sụt đất, nứt đất tại khu vực xóm Khi vừa qua. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Nứt đất quan sát được tại một số nơi trong trường hợp này có lẽ là hậu quả của sụt đất. Từ kết quả khảo sát sơ bộ Đề tài, các nhà khoa học cũng đã đề xuất 1 số giải pháp phòng tránh khẩn cấp: Chuyển chỗ ở gia đình anh Bùi Văn Lưu, vì ngôi nhà của gia đình anh hiện tại đã nằm trên khối trượt vẫn tiếp tục hoạt động nên có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Đối với một số nhà dân khác, tuy đã có hiện tượng nứt đất, nứt tường nhưng các vị trí đó chưa đến mức nguy hiểm vẫn có thể sử dụng nhưng cần theo dõi diễn biến. Đoạn đường dân sinh trong xóm do sụt đất đã bị phá hủy một phần cũng nằm trong khối trượt, nếu có thể chuyển được đoạn đường lên trên khối trượt phía trên sườn đồi hoặc có thể thay thế bằng đoạn đường cắt qua thung lũng. Ông Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Trên cơ sở kết luận sơ bộ ban đầu về nguyên nhân gậy hiện tượng sút lứt đất và các giải pháp phòng tránh khẩn cấp của các nhà khoa học, trước mắt huyện đã hỗ trợ cho gia đình anh Bùi Văn Lưu theo đúng chế độ của nhà nước và sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm gạo để gia đình yên ổn định cuộc sống. Với các hộ dân bị ảnh hưởng nhưng chưa ở mức độ nguy hiểm vẫn có thể ở và khuyến cáo bà con vẫn tiếp tục sản xuất trên diện tích bị ảnh hưởng cần theo dõi diễn biến để phòng tránh kịp thời. Đối với đoạn đường bị ảnh hưởng do sụt đất, trước mắt UNBD huyện giao cho phòng NN và PTNT phối hợp với xã trích kinh phí từ nguồn ngân sách cứu hộ, cứu nạn để làm các rọ sắt bỏ đá vào để lấp tạm thời, chờ khi khi nào có kết luận chính thức sẽ xử lý sau. Riêng các mỏ than tại xóm Khi và xã Vũ Lâm, huyện sẽ chỉ đạo kiên quyết cho san lấp không cho khai thác nữa và đề nghị nhân dân nếu phát hiện có hiện tượng khai thác cần báo gấp cho chính quyền địa phương và huyện xử lý, ngăn chặn kịp thời.

 

Để có những kết luận cụ thể về hiện tượng sụt đất ở xóm Khi, các nhà khoa họcViện địa chất thuộc Viện Hàn lâm khoa học VN sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian 3 tháng nữa. Trước mắt, các nhà khoa học cũng đề nghị: Địa phương và người dân nên tạm dừng việc khai thác nước ngầm ở các tầng sâu  khoảng từ 40 m hoặc lớn hơn. Sau này khi khu vực lấy lại được trạng thái cân bằng mới, hiện tượng sụt đất, nứt đất không phát triển thêm việc khai thác nước ở tầng này cũng nên ở mức  hạn chế.

 

 

                                                                              Đỗ Hà

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục