Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy kiểm tra công tác phòng - chống thiên tai tại hồ Ngọc Lương, xã Ngọc Lương.

Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Yên Thủy kiểm tra công tác phòng - chống thiên tai tại hồ Ngọc Lương, xã Ngọc Lương.

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn, ban, ngành chức năng triển khai các phương án phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), trong đó, tập trung vào các công trình thủy lợi, khu vực trọng yếu nhiều nguy cơ xảy ra mất an toàn và thiệt hại trong mùa mưa lũ năm 2014.

 

Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Yên Thủy là huyện vùng xa, địa hình cát tơ, mưa lũ lớn nhưng không giữ được nước. Các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của người dân. Toàn huyện có 3 tuyến đê dài 4,5 km. Trên địa bàn huyện có 53 hồ, đập lớn và 12 hồ đập nhỏ, dung tích khoảng 14,79 triệu m3, trong đó có các hồ lớn dung tích trên 1 triệu m3 như các hồ: Ngọc Lương II, Me I, Lương Cao... Hệ thống đê, đập và hồ chứa trên địa bàn huyện trong những năm qua được đầu tư, nâng cấp nên đến nay đã cơ bản đủ khả năng chống lũ, chống tràn theo thiết kế, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão. Trong phương án PCTT&KTCN năm nay, huyện đặc biệt coi trọng kiểm tra, xử lý các nguy cơ tại các công trình thủy lợi. Các phương án chi tiết PCTT&TKCN tại các công trình thủy lợi như hồ: Trác, Lót (Lạc Thịnh); Lương Mỹ, Vó Khơi, Ngọc Lương 2 (Ngọc Lương); Sung (Yên Lạc) đang khẩn trương triển khai. Đối với hồ Sung (Yên Lạc), mái thượng lưu bị sạt lở nặng, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập thiết kế từ 0,2 - 0,3 m. Khi mưa to, lượng nước dồn về nhanh, đường tràn xả lũ tiêu không kịp, có thể nước tràn qua mặt đập, gây nguy cơ vỡ đập. Khi có mưa lớn xảy ra, chỉ đạo UBND xã Yên Lạc bố trí lực lượng xung kích trực 24/24h, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực sẵn sàng đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Trong trường hợp xảy ra vỡ tràn, vỡ đập kịp thời triển khai sơ tán dân khu vực sau đập. Nếu mưa to nước không kịp tiêu, sóng vỗ lớn phải có lực lượng tại chỗ dùng bao tải đất đắp chỗ bị sạt lở, thủng chân tường. Huy động lực lượng nhân dân tại xóm Khang và các xóm lân cận, dân quân cơ động xã, đơn vị quân đội trên địa bàn, huy động máy móc, nhân lực của Công ty TNHH Duy Tiến cùng lực lượng cơ động huyện nếu cần thiết xử lý kịp thời các tình huống. Đối với hồ Tác Lót (Lạc Thịnh), mái thượng lưu bị sạt lở nặng nhiều chỗ bị khoét sâu vào thân đập, mặt đập một số đoạn bị xói trôi thấp hơn cao trình đỉnh đập làm ảnh hưởng đến sự an toàn của thân đập, nước dễ bị tràn qua mặt đập gây nguy cơ vỡ đập. Huyện cũng đã chỉ đạo chính quyền, đơn vị chuẩn bị tất cả các phương án có thể xử lý nhanh sự cố vỡ đập nếu tình hình xấu nhất xảy ra khi mưa lũ lớn. Đối với khu vực trọng điểm thuộc xóm Nam Bình (Đoàn Kết) hay xảy ra lũ, ngập úng, huyện đã chuẩn bị vật tư dự phòng gồm: 420 rọ thép; 92 áo phao; 100 phao tròn; 6 nhà bạt; 1.000 bao tải dứa, có phương án chi tiết ứng trực, huy động nhân lực và phương tiện để PCTT&KTCN.

 

Huyện Yên Thủy tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời tồn tại về đê hồ, đập, kè, cống, công trình phụ trợ và hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống bão, lụt. Đồng thời chỉ đạo các các xã, thị trấn tập trung sản xuất vụ mùa, hè - thu, huy động nhân dân tham gia chống úng, gặt nhanh diện tích lúa có thể thu hoạch sớm và phấn đấu đảm bảo ăn chắc cho 80% phần diện tích còn lại. Đối với khu vực ngập úng nặng, thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế mức thấp nhất diện tích mất trắng.

 

 

 

                                                                          Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục