Sơ đồ đường đi của bão số 2.

Sơ đồ đường đi của bão số 2.

* Bão đi vào khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư: Hồi 22 giờ ngày 18-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 240km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.

 

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Như vậy khoảng gần sáng và sáng nay (19-7) vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đến 10 giờ ngày 19-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ vĩ bắc; 107,7 độ kinh đông.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15.

Trong 12 đến 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 19-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,4 độ vĩ bắc; 105,7 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía tây Bắc Bộ. Đến 10 giờ ngày 20-7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,9 độ vĩ bắc; 102,8 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội. Sóng biển cao 5 - 6 mét. Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11, cấp 12, giật cấp 14, cấp 15. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng.

Tối 18-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã thị sát công tác phòng, chống bão tại Hải Phòng. Bên cạnh việc đánh giá cao công tác phòng chống bão của Hải Phòng, Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương phải tiếp tục theo dõi diễn biến cơn bão sẽ đi vào Hải Phòng vào đêm. Tiếp tục rà soát ngay những khu vực dân cư nằm trong khu vực nguy hiểm. Yêu cầu cấp bách nhất là không để thiệt hại đến người và của. Các lực lượng xung kích tham gia hộ đê, PCLB gồm hơn 39 nghìn người. Cùng ngày Phó Thủ tướng cũng làm việc tại tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng, chống cơn bão số 2. Các địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán 1.618 hộ với hơn 2.500 người ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và lồng bè nuôi trồng thủy sản vào bờ. Gần 10 nghìn bao tải, 2.500m 2 vải bạt đã được cấp cho các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hoành Bồ để phục vụ công tác phòng, chống lụt bão... Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bão số 2; bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc, giao thông trước và trong bão, đồng thời tuyên truyền rộng rãi thông tin về cơn bão để người dân có thể chủ động phòng tránh; vận động các hộ dân sống trong các khu nhà tạm, các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do nước biển dâng và các khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển đến các địa điểm an toàn; tiếp tục gia cố các tuyến đê; sẵn sàng vật tư, lực lượng ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Ban Chỉ đạo PCLB T.Ưcó Công điện 06 gửi các bộ, ban, ngành cùng các tỉnh, thành phố phía bắc yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; kiểm tra, rà soát, cảnh báo đến các khu dân cư sống ở các vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét,... nhất là các khu vực đang có diễn biến sạt lở biết thông tin để chủ động phòng tránh; tổ chức sơ tán dân để bảo đảm an toàn cho người và tài sản. Bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại những khu vực bị ngập sâu, các bến đò, ngầm qua đường để hướng dẫn người, phương tiện qua lại nhằm bảo đảm an toàn. Các tỉnh cần tổ chức kiểm tra đê điều, hồ, đập, các công trình đang thi công trên địa bàn; bố trí lực lượng thường trực tại các công trình xung yếu, phát hiện và xử lý ngay những sự cố bảo đảm an toàn công trình; sẵn sàng triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ, đập và vùng hạ du các hồ chứa trong mọi tình huống; chủ động tiêu úng ở các vùng trũng, thấp và có biện pháp chống ngập để bảo đảm sản xuất.

Các tỉnh, thành phố ven biển đã rà soát và có kế hoạch di dời khoảng 119 nghìn người tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão.

Lực lượng biên phòng tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa phối hợp địa phương, gia đình chủ tàu thuyền đã thông báo kiểm đếm, hướng dẫn hơn 73 nghìn tàu, thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, với khoảng 240 nghìn lao động biết thông tin diễn biến bão để chủ động phòng tránh.

Ngày 18-7, Bộ Công anchỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai các phương án ứng phó bão, mưa lũ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức di dời gần 88 nghìn người dân đến nơi an toàn.

Tỉnh Lai Châuyêu cầu các ban, ngành, địa phương trong tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ; giám sát chặt chẽ việc tích nước của các hồ chứa; kiểm tra, rà soát các khu dân cư đang sinh sống ở các vùng trũng, ven sông suối, các điểm tái định cư và vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Tỉnh Bắc Cạnban hành công điện khẩn, yêu cầu các địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng phương án sơ tán, di dời dân ở các điểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị tuyến biển và Hải đội 2 thường trực hai tàu cao tốc, tám xuồng máy và 240 lượt CBCS sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đến 16 giờ chiều 18-7, TP Hải Phòng đã rà soát, điều chỉnh phương án di dân tại chỗ và tổ chức sơ tán hơn 10 nghìn người dân ở các khu vực nguy hiểm về nơi an toàn. Tỉnh Hòa Bình kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư sống ven sông, suối, vùng thấp, trũng, khu vực có nguy cơ bị sạt lở; tăng cường kiểm tra các hồ chứa nước, tuyến đê. TP Hà Nội yêu cầu các lực lượng theo dõi, canh gác hộ đê, nhất là những nơi xung yếu; thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ công tác cứu trợ; có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện ổn định cho các trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất phục vụ tiêu úng khi có mưa, bão; bảo đảm giao thông tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập. Tỉnh Hà Nam chuẩn bị đầy đủ vật tư như đất, đá, bao tải, rọ thép... sẵn sàng đối phó bão. Tỉnh Hải Dươngchỉ đạo các địa phương chú trọng chống úng đối với diện tích lúa mùa sớm, cây rau màu hè thu, khu vực nuôi trồng thủy sản... Đến 17 giờ, ngày 18-7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định đã thông báo, yêu cầu toàn bộ chủ của 732 lều với gần 900 người canh coi bãi nuôi trồng thủy sản ven biển và 1.942 tàu, thuyền với gần 5.000 ngư dân đang đánh cá trên biển vào nơi trú ẩn. Đồng thời lên phương án di dời gần 10 nghìn dân ở vùng nguy hiểm vào nơi an toàn. Tỉnh Ninh Bìnhđã kêu gọi 50 tàu và 147 ngư dân vào bờ, đồng thời vận hành 27 máy bơm, mở 63 cống tiêu thoát nước để tiêu kiệt nước đệm bảo vệ diện tích lúa mùa mới cấy. Các địa phương tổ chức di dân ở khu vực ngoài đê biển Bình Minh II và sơ tán dân khỏi các vùng thấp trũng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn xong trước 16 giờ ngày 18-7. Đến 13 giờ ngày 18-7, toàn bộ 1.205 phương tiện tàu, thuyền với 3.361 lao động hoạt động khai thác thủy, hải sản trên biển của tỉnh Thái Bình đã về nơi trú ẩn an toàn. Đến 16 giờ cùng ngày, có hơn 2.800 hộ dân với hơn 4.500 người sống ở chòi canh ngao, vạng, khu nhà yếu, khu vực nguy hiểm được di dời vào nơi định cư an toàn. Toàn tỉnh Thanh Hóacó 7.128 phương tiện với 25.129 lao động nghề cá đã cập bờ, neo đậu phương tiện ở nơi trú ẩn an toàn.

Tỉnh Nghệ Anđã yêu cầu các địa phương kêu gọi tàu, thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn.

Theo Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển tỉnh Hà Tĩnh, hơn 3.700 tàu, thuyền đang hoạt động trên biển với hơn 13.700 người đã nhận được thông tin, diễn biến cơn bão số 2 để vào nơi trú ẩn an toàn. Trong đó, hơn 3.600 tàu, thuyền đánh cá ven bờ ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đang khẩn trương vào bờ tránh bão; 98 tàu với 558 người tại các vùng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh đã vào bờ trú ẩn ở các âu thuyền, các cửa sông...

Ngày 18-7, Vietnam Airlines (VNA) cho biết, trên cơ sở theo dõi, bám sát tình hình cơn bão Ram-masun, VNA đã triển khai điều chỉnh các đường bay đi Đông-Bắc Á từ ngày 17 đến 19-7 nhằm tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, bảo đảm an toàn khai thác cho các chuyến bay của hãng. Dự kiến hướng đi của cơn bão có thể gây ảnh hưởng đến các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài (Hà Nội), Sao Vàng (Thanh Hóa) trong ngày 19-7. VNA đề nghị hành khách có kế hoạch đi/đến các sân bay nói trên thường xuyên cập nhật tình hình bão nhằm chủ động điều chỉnh lịch trình đi lại.

 

                                                                   Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục