Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên BCH PCTT&TKCN của tỉnh dự hội nghị trực tuyến.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên BCH PCTT&TKCN của tỉnh dự hội nghị trực tuyến.

(HBĐT) - Ngày 20/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất năm 2014. Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát, các thành viên BCĐ PCLB T.Ư, BCH PCLB&TKCN, các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở ngành, đơn vị chức năng.

 

Những năm gần đây, tình hình thiên tai tại các tỉnh miền núi diễn biến ngày càng phức tạp. Đặc biệt hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét xảy ra thường xuyên gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái. Từ năm 2000 - 2014 đã xảy ra 250 đợt lũ quét, sạt lở, ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 646 người, bị thương 351 người; hơn 9.700 căn nhà bị đổ trôi; hơn 10 vạn căn nhà bị ngập, hư hại nặng; 7.5000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng, ước tính tổng thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng. Các tỉnh thường xuyên bị lũ quét, sạt lở đất là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Thuận. Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã xảy ra các trận lũ quét trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La… làm chết và mất tích 24 người, trong đó có 2 gia đình ở huyện Tam Dường và  Hoàng Su Phì, thiệt mạng tới 5 người trong nhà.

 

Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành T.Ư và địa phương thống nhất cho rằng: Công tác chỉ đạo, đối phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất đã được Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm. Song thực tế lũ quét, sạt lở đất đá đang gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vẫn còn tình trạng chết người sau bão do chủ quan, bất cẩn của một bộ phận người dân. Công tác tuyên truyền, vận động giám sát của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở  chưa sâu sát, thiếu kiên quyết. Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, bố trí dân cư, cảnh báo khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét chưa được thực hiện nhiều; việc dự báo, cảnh báo còn chế, chưa đáp ứng với thực tế…

 

Hội nghị xác định những nhiệm vụ trọng tâm công tác phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất phải tập trung theo hướng lấy phòng ngừa là chính. Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Chiến lược Quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dự vào cộng đồng; các chương trình di dân tái định cư và tăng cường sự chủ động triển khai các hoạt động phòng tránh thiên tai.

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Thời tiết tiếp tục cực đoan và khó dự báo là nguyên nhân chính tác động đến hình thái thiên tai lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, động đất... Bộ TN -MT đã bàn giao cho 10 trong số 17 tỉnh dự họp bản đồ 2.110 điểm cấp bách/10.266 điểm có nguy cơ cao. Các tỉnh cập nhập thông tin và có kế hoạch ứng phó. Những khu dân cư có nguy cơ cao mà không thể di dời thì đầu tư hệ thống quan trắc để có cảnh báo kịp thời ứng phó và giải pháp an toàn. Khẩn trương triển khai những giải pháp phòng tranh lũ, sạt lở đất; tổ chức di dời nhân dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, khu vực ven sông, suối, ven sườn đồi, núi; xây dựng các biển cảnh báo, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đề cao cảnh giác, tổ chức tốt lực lượng tại chỗ để xử lý ban đầu các tình huống khẩn cấp, hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người do sạt lở đất, lũ quét gây ra.

 

 

                                                                                  PV

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục