Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các hạng mục thuộc công trình hồ Vốc (Xuất Hóa, Lạc Sơn).

Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các hạng mục thuộc công trình hồ Vốc (Xuất Hóa, Lạc Sơn).

(HBĐT) - Trong phương án PCLB&TKCN năm 2014 của huyện Lạc Sơn, hệ thống công trình thủy lợi, nhất là các công trình hồ chứa đang thi công – là khu vực trọng điểm cần được chú trọng bảo vệ trong cao điểm mùa mưa bão.

 

Hiện, toàn huyện có khoảng 170 công trình thủy lợi, trong đó, 45 công trình do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình quản lý, 125 công trình do UBND huyện Lạc Sơn quản lý. Phần lớn các công trình thủy lợi được đầu tư hàng chục năm trước, qua nhiều lần cải tạo, sửa chữa đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng khá tốt yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, qua rà soát gần đây, UBND huyện Lạc Sơn cho biết: 6 công trình hồ chứa xuống cấp nghiêm trọng cần được cấp bách sửa chữa gồm công trình hồ Vươn (xã Bình Chân), hồ Nà Liền (xã Thượng Cốc), hồ Bận (xã Phú Lương), hồ Rộc Kháo (xã Nhân Nghĩa), các cụm hồ chứa tại xã Văn Nghĩa và Yên Phú. Ngoài ra có khoảng 10 công trình khác cần được đầu tư nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong cao điểm mùa mưa bão, trong đó, đáng kể là công trình hồ Rộc Reo (xã Yên Phú), hồ Đả Điệu, Tự Tùng (xã Tân Lập), công trình kè chống sạt lở, ổn định dân cư và công trình trên tuyến dọc bờ sông Ấm (xã Văn Nghĩa), sắp xếp ổn định dân cư vùng lũ quét, ngập úng xóm Đồi và xóm Cát (xã Yên Phú)…

 

Trong số các công trình thủy lợi trọng điểm đang được đầu tư sửa chữa, nâng cấp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, công trình hồ Khả (xã Qúy Hòa) đang có điểm dừng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu chống lũ năm 2014. Công trình được khởi công thi công hạng mục công trình đầu mối vào tháng 4/2010, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành các hạng mục. Đến thời điểm tháng 8/2014, công trình đã hoàn thành các hạng mục đầu mối: phần thân đập đã thi công đạt cao trình đỉnh đập theo thiết kế, đổ bê tông ốp mái thượng lưu đập, kè lát khan vật thoát nước mái hạ lưu, xây dựng phần cống tưới dưới đập, lắp đặt van điều tiết hạ lưu, thi công xong phần cầu qua tràn xả lũ. Các hạng mục chưa hoàn thành gồm: lan can cầu qua tràn, ngưỡng tràn xả lũ, bê tông tường chắn sóng, nhà van sau cống, rãnh thoát nước mái hạ lưu, trồng cỏ, cấp phối mặt đập. Đơn vị nhà thầu cho biết, ngay sau khi mùa mưa bão kết thúc sẽ tập trung máy móc, thiết bị, nhân lực để thi công hoàn thành tất cả các hạng mục còn lại, trong đó quan trọng là hạng mục công trình đường phục vụ di dân và hạng mục xử lý sạt lở đuôi cống lấy nước. Phấn đấu hoàn thành công trình vào cuối năm 2014. Khi đưa vào sử dụng, công trình có nhiệm vụ cung cấp nước tưới ổn định cho 400 ha lúa hai vụ thuộc địa bàn các xã Qúy Hòa, Tuân Đạo, Tân Lập và Nhân Nghĩa, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho các khu vực này.

 

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, Thường trực Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện Lạc Sơn khẳng định: Trước mùa mưa bão năm nay, huyện Lạc Sơn đã khẩn trương rà soát, xác định những nguy cơ tại các công trình thủy lợi để xây dựng phương án PCLB cụ thể, hữu hiệu cho từng loại công trình; đồng thời đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành các hạng mục vượt lũ để đảm bảo an toàn cho công trình và người dân khu vực lân cận, đảm bảo yêu cầu chống lũ năm 2014. Đến thời điểm này, nhìn chung, hệ thống công trình thủy lợi vẫn hoạt động tốt, BCH PCLB&TKCN huyện đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động với phương châm “4 tại chỗ” và “3 giảm” (giảm tổn thất về người, về của cải vật chất và thiệt hại do ngừng trệ các hoạt động KT-XH), mục tiêu “phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng” để giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão 2014./.

 

 

 

 

                                                                              Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục