Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trồng rừng phục vụ chế biến là định hướng quan trọng và đang được hiện thực hóa ở nhiều địa phương tỉnh. Tuy nhiên, người dân xã Nam Phong (Cao Phong) lại không muốn trồng rừng vì hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp khi so với các loại cây trồng là tiềm năng thế mạnh của xã này.

 

Với người dân Nam Phong bây giờ đất là “vàng”. Mía và cam là cây chủ lực giúp người Nam Phong có của ăn, của để. Chủ tịch UBND xã Đinh Duy Thích cho biết: Xã Nam Phong có 10 xóm, trong đó có 5 xóm bao gồm Mạc, Khuộn, Đức, Ong 1 và 2 có diện tích đất lâm nghiệp có thể trồng rừng. Trước đây, người dân đã biết đến trồng rừng theo dự án PAM 3352. Đến nay cả xã đã trồng được 130 ha rừng sản xuất. Năm 2007, người dân liên kết với xí nghiệp Tam Thanh trồng rừng theo phương thức 70, 30%. Nghĩa là xí nghiệp đầu tư giống vốn, khoa học kỹ thuật, nông dân đầu tư 30% giá trị gồm đất, công chăm sóc. Đến khi thu hoạch, người dân được hưởng 70% giá trị thực tế. Cả xã trồng được khoảng 80 ha theo phương thức trên. Năm nay đã đến chu kỳ khai thác keo. Ngoài ra, theo dự án 661 được hỗ trợ giống vốn, công chăm sóc, người dân đã trồng khoảng 50 ha, dự tính năm 2015 sẽ khai thác. Qua tìm hiểu hết chu kỳ này, diện tích rừng sản xuất của Nam Phong sẽ giảm còn không đáng kể. Hầu hết người dân đều không thiết tha với trồng rừng khi so với các loại cây trồng đang thắng thế đó là mía và cam và một số cây có múi khác.

 

Gia đình ông Bùi Văn Phi, Trưởng xóm Mạc cho biết: Xóm Mạc có điều kiện trồng rừng sản xuất. Cả xóm Mạc trồng hơn 20 ha rừng sản xuất. Tâm lý chung của bà con đều không thích trồng rừng. Người dân đang tập trung cải tạo vườn tạp chuyển sang mía và cam, những loại cây trồng phù hợp với đồng đất và cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Qua tìm hiểu được biết, theo lý thuyết 1 ha trồng rừng, sau 7 năm thu 130 m3 gỗ. Thực tế 1 ha cho thu khoảng 80 m3, sau một chu kỳ cây thu khoảng 80 triệu đồng, như vây, mỗi năm được khoảng 10 triệu đồng. Trong khi đó đối với mía, giá ổn định như mấy năm gần đây mía từ 4.000- 6.000 đồng/cây, tư thương đến mua tại ruộng, 1 ha cũng thu cỡ trên từ 100-150 triệu đồng/năm, nếu thuê tất tật, người dân cũng bỏ túi vài chục triệu/ha/năm. Vì lẽ đó, diện tích mía và cam của Nam Phong đang tăng khá nhanh. Người dân Nam Phong đổi đời từ mía và bắt đầu có nguồn thu lớn từ cam, bưởi. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng mía và còn không đáng kể. Người Nam Phong đang chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh chuyển sang trồng mía, cam.

 

Đến nay, tổng diện tích mía của Nam Phong đã phát triển được 280 ha, thu nhập khoảng 40 tỷ đồng/năm. Cả xã cũng đã trồng được 60 ha cây cam, bưởi, trong đó, 10 ha bắt đầu cho thu hoạch, nhiều hộ gia đình đã có thu hàng trăm triệu đồng/ha. Xã Nam Phong đang đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, tận dụng và khai thác hiệu quả quỹ đất để trồng mía, cam, bưởi. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết, tới đây, diện tích mía của xã có thể phát triển lên khoảng 200 ha.  Chủ trương của xã tiếp tục định hướng bà con trồng rừng ở những khu vực khó khăn không thể phát triển mía và cam để bảo đảm môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Hiện xã đang rà soát xin các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho người dân thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất diện tích đất rừng sang các cây trồng có giá trị cao.

 

 

 

LC

 

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục