Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

Người dân xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) phản ánh tình trạng nguồn nước bị ảnh hưởng.

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.

 

Đồng chí Đào Anh Thép, Chánh Thanh tra Sở TN&MT cho biết: Vừa qua, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra diện rộng đối với 9 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (8 cơ sở chăn nuôi lợn, 1 cơ sở chăn nuôi gà). Qua đó cho thấy, đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô hộ gia đình, đa số diện tích khu vực chăn nuôi nhỏ hẹp, diện tích đất sử dụng chủ yếu thuê của các hộ gia đình khác, từ 1 - 3 ha. Hiệu quả sử dụng đất được nâng cao hơn trước. Trong lĩnh vực tài nguyên nước, các cơ sở chấp hành việc xin cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và xả thải ra môi trường. Trong lĩnh vực môi trường, về hồ sơ, các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.  

Bên cạnh những cơ sở chấp hành khá tốt các quy định vẫn còn một số cơ sở để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nước thải và không khí. Cụ thể, có 3 trại xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép: trại của Công ty TNHH Hòa Phát tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy); trại nuôi lợn giống Huy Toàn tại xã Kim Bình và trại nuôi lợn thịt tại xã Kim Truy (Kim Bôi). 2 trại hệ thống xử lý nước thải ra môi trường chưa đạt chuẩn: trại của Công ty TNHH Hòa Phát; trại của Công ty TNHH Thành Long tại xã Cư Yên (Lương Sơn). 2 trại chưa có giấy phép xả thải và khai thác sử dụng nguồn nước: trại của hộ ông Trịnh Văn Kim tại xã Hợp Thanh (Lương Sơn); trại của hộ ông Nguyễn Mạnh Thường (Lương Sơn). Các cơ sở trên đã bị xử lý vi phạm với số tiền 50 triệu đồng. Nguyên nhân chính của các lỗi vi phạm được xác định là do ý thức chấp hành các quy định của chủ hộ, doanh nghiệp chưa tốt; chưa cập nhật các văn bản hướng dẫn cũng như các  biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường.  

Song, về mặt khách quan có thể thấy, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi đã dần được khắc phục và có chuyển biến tốt hơn trước. Số lượng đơn, thư của nhân dân phản ánh bức xúc do ô nhiễm đã giảm đáng kể. Trại chăn nuôi lợn quy mô 6.000 con /đợt do bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh làm chủ tại xóm Trại ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) đã từng có đơn, thư phản ánh sự bức xúc của người dân do ô nhiễm nước, không khí. Trại đã đầu tư trên 10 tỉ đồng xây chuồng trại, bể biogas, đào ao sinh học nhưng vẫn chưa xử lý triệt để được tình trạng ô nhiễm nước, không khí. Nước thải đổ ra suối Lựng, gần nơi sinh sống của nhân dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ. Tiếp thu ý kiến phản ánh và đề nghị của người dân, bà Minh đang lắp đặt hệ thống ống nước thải dài trên 300m qua xóm Lựng. Theo bà Minh, thời gian tới bà sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây bức xúc cho người dân trong khu vực.  

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường tại các trại chăn nuôi tập trung, trong thời gian tới, Sở TN &MT sẽ tăng cường thanh, kiểm tra. Sở cũng đã thông báo yêu cầu khắc phục lỗi vi phạm đến từng cơ sở và thời hạn khắc phục xong trước ngày 31/12/ 2014. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều trại chăn nuôi tập trung còn nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Trước khi một số đoàn kiểm tra đến, cơ sở đã có sự chuẩn bị để đối phó. Thiết nghĩ, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần có quy hoạch ngành và tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục