Các đồng chí UVT.Ư Đảng: Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH và CN; Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm gian hàng sản phẩm cam tại lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.

Các đồng chí UVT.Ư Đảng: Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH và CN; Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm gian hàng sản phẩm cam tại lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.

(HBĐT) - Ngày 25/3/1960, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Hòa Bình ra Quyết nghị số 233-NC/QN thành lập Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tiền thân của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh ngày nay.

 

Trải qua 55 năm thành lập và phát triển, với các tên gọi khác nhau như Hội Phổ biến Khoa học và kỹ thuật; Ban Khoa học và kỹ thuật; Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Sở KH&CN. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ KH&CN, các thế  hệ cán bộ làm công tác KH&CN tỉnh đã cống hiến công sức, trí tuệ, và nghị lực đưa hoạt động KH&CN góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển. Từ các phong trào “năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”, “tiến quân vào KH-KT" thời kì đầu thành lập đã góp phần nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, phục vụ công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Sau khi thống nhất đất nước, hoạt động KH&CN đã có những đóng góp tích cực, thiết thực hơn vào thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.  

Ngày nay hoạt động KH&CN càng thể hiện rõ vai trò là nền tảng, động lực cho tăng trưởng và phát triển. Những thành tựu nổi bật trong 5 năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV, thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau:   

     Một là, các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh, tập trung vào phục vụ sản xuất đời sống, phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi đặc trưng của tỉnh có năng suất, chất lượng cao như các giống lúa, ngô chịu hạn, chịu lạnh; lựa chọn được các giống cam thu hoạch rải vụ từ tháng 9 - tháng 4 năm sau; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới của I-xra-en, kỹ thuật canh tác hiện đại; đồng thời tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cam Cao Phong, hạt dổi Lạc Sơn, quýt Nam Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, quả nặc lày Lương Sơn, mía tím Hòa Bình; nghiên cứu thành công việc nuôi cá tầm trên lòng hồ, đẻ nhân tạo cá bỗng, cá trắm đen...Việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa-xã hội đã đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ đời sống nhân dân, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa của người Mường; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đối với đảng viên; nâng cao chất lượng, năng lực giám sát của HĐND các cấp; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu hút, sử dụng nhân lực có trình độ cao vào tỉnh; nghiên cứu trong lĩnh vực y tế để nâng cao sức khỏe nhân dân...  

       Hai là, hoạt động sở hữu trí tuệ và hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm trong việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản địa phương, góp phần đẩy mạnh thương mại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm đặc sản của tỉnh, đặc biệt là việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong đã mang lại ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị. Tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ với việc thành lập được doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của tỉnh. Triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh bước đầu đem lại hiệu quả, tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã tăng dần qua các năm, tỷ lệ sản phầm công nghệ cao trên tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn tỉnh đã tăng lên rõ rệt.  

    Ba là, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã thực hiện tốt vai trò QLNN trong việc quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, ATVSTP bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của 46 cơ quan Nhà nước của tỉnh đã góp phần giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp và người dân, góp phần giảm chi phí SX-KD cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN. Công tác CCHC và các hoạt động QLNN khác cũng được triển khai đồng bộ có hiệu quả. Đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ công chức có trình độ, năng lực và tâm huyết, giảm đáng kể thủ tục hành chính từ 32 thủ tục xuống còn 11 thủ tục.  

     Ghi nhận những thành tựu đạt được trong 55 năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhì và nhiều danh hiệu cao quý khác của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động khoa học công nghệ trong những năm qua cũng bộ lộ một số hạn chế, đó là việc thu hút cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa cao, một số đề tài nghiên cứu có hàm lượng khoa học ít, khả năng ứng dụng chưa cao.  

   Lời dạy của Bác Hồ ngày 18 tháng 5 năm 1963 đối với ngành KH&CN  là "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân...” đã trở thành sứ mệnh cao cả cho hoạt động của ngành KH&CN. Ngày đó đã trở thành ngày KH&CN Việt Nam. Để khắc phục một số hạn chế, phát huy những thành tựu, thực hiện tốt lời dạy của Bác, thời gian tới ngành KH&CN  tỉnh Hòa Bình cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: 

       Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và người dân về vai trò của KH&CN. Xác định nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào tất cả các lĩnh vực là nền tảng và động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Phổ biến đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về KH&CN và các quy định của tỉnh trong lĩnh vực KH&CN. 

Đổi mới hoạt động các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo hướng đặt hàng. Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học: nuôi cấy mô, công nghệ tế bào, công nghệ gen, công nghệ vi sinh... trong chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp bảo tồn và khai thác nguồn gen quý, hiếm về cây trồng, vật nuôi thủy sản, dược liệu của tỉnh; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc; mô hình và giải pháp để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; mô hình, giải pháp phòng - chống và điều trị các bệnh, dịch nguy hiểm, các bệnh không lây nhiễm...  

Nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình KH&CN. Nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh. Chăm lo phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Tập trung ứng dụng các tiến bộ KH&CN, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn vào việc xây dựng nội dung đào tạo, có chính sách thu hút, đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác KH&CN, tạo điều kiện để phát huy trí tuệ, tài năng của họ. Tiếp tục phát huy vai tròcủa Liên hiệp các Hội Khoa học vàkỹthuật, các tổchức chính trị-xãhội trong các hoạtđộng tưvấn, phảnbiện xã hội.  

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, hỗ trợ KH&CN  cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh. Coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu về hoạt động khoa học công nghệ trong giai đoạn 2016-2020. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. Từng bước thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tăng cường xuất khẩu trong quá trình hội nhập quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ công nghệ, trình diễn mua bán công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa KH&CN bằng mô hình gắn kết giữa cơ quan QLNN, nhà khoa học và doanh nghiệp... 

 

                                                                   TS. Đỗ Hải Hồ 

                                                            (Giám Đốc Sở KH&CN)

 

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục