Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả giông, lốc tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả giông, lốc tại xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Mùa mưa bão vừa bắt đầu cũng là thời điểm dễ xảy ra giông, lốc và mưa lớn làm thiệt hại, gây ra những ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chiều tối ngày 2/5 vừa qua, trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã xảy ra trận giông, lốc đầu tiên với cường độ mạnh.

 

Qua tổng hợp rà soát mức độ thiệt hại từ 8 xã, 1 thị trấn gồm Tự Do, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Vũ Lâm, Liên Vũ, Định Cư, Hương Nhượng và thị trấn Vụ Bản, trận giông, lốc kèm mưa lớn đã gây tổng thiệt hại trên 1,2 tỷ đồng. Cụ thể: 1 nhà dân ở xã Định Cư bị đổ sập hoàn toàn, 4 nhà hư hỏng nặng và 311 nhà bị tốc mái. Về hoa màu và cây cối thiệt hại nặng nhất đối với cây ngô với diện tích 127,34 ha, trong đó 84,4 ha bị gẫy, dập, đổ, thiệt hại mức độ trên 70%, 43,3 ha cây bị đổ, gẫy, thiệt hại từ 30% – 70% . Ngoài ra có 27,15 ha bí xanh thiệt hại từ 30% - 50%, gần 11 ha cây màu khác thiệt hại từ 30% - 50%. Về tài sản khác có 1 cột điện trung thế 35kV và 1 cột điện hạ thế 0,4kV bị đổ, 11 quả sứ đường dây trung thế bị vỡ và đứt 925m dây điện hạ thế 0,4kV. Sau khi giông, lốc xảy ra, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo địa phương lập biên bản xác nhận mức độ thiệt hại. Đối với thiệt hại từ 30% - 70% sẽ có phương án hỗ trợ nhân dân vùng thiên tai khắc phục hậu quả. Đồng thời, Ban chỉ huy PCLB & TKCN các xã, thị trấn huyện Lạc Sơn đang huy động lực lượng hỗ trợ hộ chịu ảnh hưởng của thiên tai sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

 

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Hoà Bình, giông, lốc thường xảy ra vào cuối tháng 4, kéo dài cho đến đầu tháng 6. Năm nay, tình hình thời tiết cực đoan, diễn biến giông, lốc vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng không lường trước. Các địa phương thường hay xảy ra giông lốc là Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Thủy, Đà Bắc, Yên Thủy, Kim Bôi và thành phố Hòa Bình. Bình quân hàng năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 – 7 trận giông, lốc gây thiệt hại không những hàng chục tỷ đồng về tài sản, nhà cửa, hoa màu mà còn lấy đi tính mạng của người dân như trường hợp rủi ro bị sét đánh ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) vào tháng 5/2013.

 

Hiện nay, Sở NN & PTNT đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố thông báo cho nhân dân có các biện pháp phòng tránh khẩn cấp như tổ chức chằng, chống nhà cửa, gia cố mái nhà chắc chắn để tránh bị đổ hoặc tốc mái. Khi có cơn giông, lốc, gió xoáy hoặc mưa đá, người dân phải nhanh chóng tìm nơi tránh, trú an toàn, tuyệt đối không đi lại ngoài đường, không ngồi tập trung dưới gốc cây cao đề phòng cây đổ hoặc sét đánh. Ông Trần Kim Phàn – Chi cục Trưởng chi cục Thủy lợi & PCLB khuyến cáo: Hiện tượng mưa giông, lốc tố với vận tốc lớn có thể làm tốc mái, đổ nhà, gẫy cây cối và hư hại hoa màu, tài sản sẽ còn xuất hiện kèm theo sét và mưa đá rất nguy hiểm. Để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại của giông tố, lốc xoáy, hộ dân nên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, có biện pháp chằng chống để tăng độ vững chắc. Với nhà mái lợp ngói, prôximăng nên dùng dây kẽm, thanh sắt  nẹp chặt, chặt tỉa bớt cành, nhánh cây cối gần khu vực nhà ở, lưới điện. Nếu thấy dấu hiệu thời tiết chuyển giông kèm mưa lớn, cần sơ tán người ra khỏi nhà tạm bợ đến nơi an toàn, vững chắc, tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm dễ bị gẫy, đổ gây tai nạn. Hộ dân có nhà kiên cố với tinh thần tương trợ hãy sẵn sàng tiếp nhận người dân đến trú ẩn trong trường hợp xảy ra lốc xoáy.

 

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục