Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hoà Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

(HBĐT) - Những năm qua, công tác phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu xây dựng đề tài, chương trình phát triển công nghệ sinh học, ứng dụng kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học…

 

Đáng kể là trong sản xuất giống cây, con bằng công nghệ lai tạo, sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp, bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu quý hiếm, xử lý môi  trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bằng các chế phẩm vi sinh, đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm Arsen, thuỷ ngân, các chất phóng xạ và khai thác khoáng sản trong sản xuất, đời sống…

 

Nổi bật trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp việc ứng dụng công nghệ sinh học đã mang lại hiệu quả tích cực. Nhờ áp dụng KH-KT sử dụng công nghệ sinh học trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, nhiều giống nông sản cũ được thay thế bằng các giống mới đạt năng suất cao, bảo tồn và phát huy quỹ gen các giống vật nuôi đặc sản bản địa. Trong những năm qua có 60 đề tài, dự án, hàng trăm mô hình được triển khai thực hiện, qua đó tuyển chọn hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đưa vào cơ cấu sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy nhanh tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đó là giống lúa chịu lạnh, chịu hạn chất lượng cao, các giống cây ăn quả ôn đới, phát triển cây, con đặc sản địa phương, trồng bưởi da xanh, bưởi diễn… Điển hình như lựa chọn được tập đoàn giống mía chín sớm, chín trung bình, chín muộn giúp công ty mía đường Hoà Bình đảm bảo nguyên liệu để sản xuất trong 6 tháng/năm; góp phần tạo ra vùng cam Cao Phong diện tích trên 1.000 ha với 7 giống cam thu hoạch rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau; đưa vào trồng thử nghiệm và hình thành vùng sản xuất cây su su tại huyện Tân Lạc với 60-80ha, doanh thu hàng năm đạt 18-20 tỉ đồng; sản xuất được giống lúa thuần MĐ1 phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, đảm bảo cung ứng giống cho toàn tỉnh; ứng dụng nuôi cấy mô tế bào tạo giống cây sạch bệnh, cho năng suất, chất lượng cao như chuối tiêu hồng, mía, khoai sọ; hình thành và phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông Đà với các loại cá đặc sản như cá bỗng, trăm đen, cá lăng…; bảo tồn và phát triển quỹ gen các giống vật nuôi đặc sản bản địa như gà ri Lạc Sơn, gà Lạc Thuỷ, lợn bản địa, trâu ngố Tân Lạc… Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu từ việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như thay thế giống lúa bản địa bằng giống lúa DDB8, giống lúa lai nhị ưu 838, Thái Bình ở các xã của huyện Mai Châu; thử nghiệm trồng giống lúa mới như khang dân đột biến, BC 15, TBR1, TBR27... tại huyện Lạc Sơn; ứng dụng, điều chế các chế phẩm sinh học, điều chế các dung dịch từ thảo mộc và phòng trừ sâu bệnh hại rau ở các xã Dân Chủ, Hoà Bình, Yên Mông, phường Thái Bình, chế phầm nấm xanh trong phòng trừ bọ hung hại mía ở xã Yên Mông, Thống Nhất… của thành phố Hoà Bình.

 

Ngoài ra, trong lĩnh vực y dược cũng hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác y học dự phòng, điều chế thuốc và khám, chữa bệnh, góp phần giảm nhập khẩu, từng bước tự túc các nguyên liệu làm thuốc tại địa phương. Hiện một số cơ sở y tế của tỉnh đã thành lập khoa vi sinh phục vụ công tác nuôi cấy và phân lập vi khuẩn làm kháng sinh đồ, áp dụng đưa liệu pháp công nghệ gen, công nghệ tế bào vào điều trị các bệnh hiểm nghèo và sử dụng vi sinh vật tái tổ hợp để sản xuất kháng sinh, vi ta min và axit amin. Triển khai xét nghiệm chẩn đoán HbSAg, HIV, xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán ung thư sớm ứng dụng trong việc điều trị cho người bệnh. Các cơ sở y tế tuyến huyện, thành phố đã ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh phổ biến như viêm gan B, viêm gan C, lao, sốt xuất huyết… Công nghệ sinh học cũng mang lại những hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong 10 năm trở lại đây, lĩnh vực này có 15 đề tài được triển khai với kinh phí thực hiện 4,9 tỉ đồng. Các địa phương trong tỉnh đã triển khai ứng dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải từ chăn nuôi thành khí sinh học (biogas) làm chất đốt bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ men vi sinh xử lý nước thải tại các bệnh viện, áp dụng biện pháp sinh học tổng hợp phòng trừ dịch hại (IPM) trong nông nghiệp để hạn chế sử dụng hoá chất độc hại, triển khai dùng chế phầm E.M để khử mùi hôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến phân hữu cơ phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.

 

 

 

                                                                                     Vũ Hà

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục