(HBĐT) - Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi là hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành nông nghiệp huyện Mai Châu phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, đa phần sản xuất theo kiểu truyền thống, sự liên kết lại càng cần thiết, nhất là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa. Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi, năm 2017, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Mai Châu thực hiện 2 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là dư án trồng tỏi và bí xanh đặc ruột tại xã Mai Hịch.


Trạm KN-KL huyện là đơn vị trực tiếp và 2 đơn vị phối hợp là HTX Lương Phú và HTX cam sạch Anh Tú Cao Phong thực hiện 2 dự án này. Đối với dự án tỏi, năm 2017 có 83 hộ xóm Ngõa tham gia trồng 3 ha tỏi trắng, thành lập 2 nhóm hộ. Nhóm 1 do ông Hà Văn Quang làm nhóm trưởng với 41 hộ. Nhóm 2 do ông Vì Văn Tẩm làm nhóm trưởng với 42 hộ. Năm 2018, xóm Hải Sơn có 34 hộ trồng 2,6 ha tỏi trắng, thành lập 2 nhóm hộ. Nhóm 1 do ông Đoàn Quang Thường làm nhóm trưởng với 17 hộ. Nhóm 2 do ông Nguyễn Văn Chiến làm nhóm trưởng với 17 hộ và trồng 4 ha bí xanh đặc ruột. Tại xóm Hải Sơn 46 hộ tham gia thành lập 2 nhóm hộ. Theo đó, các hộ tham gia được Nhà nước hỗ trợ 70% giống, 50% phân bón, 100% thuốc BVTV và tổ chức tập huấn xây dựng lớp học hiện trường, theo từng kỳ sinh trưởng của cây trồng. Đồng thời xây dựng hệ thống tưới nước tự động để phục vụ sản xuất 3 ha rau an toàn tại xóm Hải Sơn, trong đó ngân sách hỗ trợ 56% (về vật liệu xây dựng, chi phí thiết kế, thiết bị, chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ); hộ nông dân đối ứng 44% về chi phí nhân công. Tưới tự động là phương pháp tưới tiết kiệm nước nhất với cơ chế hoạt động là đưa nước đến vị trí và từng khu vực cây trồng. Nước tưới với lượng vừa đủ không gây lãng phí, tưới đồng đều cho các cây nên kiểm soát được độ ẩm của đất. Các nhóm hộ xây dựng quy chế thực hiện và tuân thủ nghiêm các yêu cầu kỹ thuật.

Đây là những chuỗi giá trị liên kết từ nông dân đến doanh nghiệp thông qua kết nối của các hợp tác xã và tổ hợp tác theo phương thức doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp và bao tiêu đầu ra của sản phẩm.


Nông dân xóm Ngõa, xã Mai Hịch (Mai Châu) tham gia dự án trồng tỏi theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả kinh tế.

HTX Lương Phú đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư (giống, phân hóa học, thuốc BVTV) cũng như hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân về sản phẩm tỏi, bí xanh đặc ruột.

HTX cam sạch Anh Tú Cao Phong ký kết hợp đồng xây dựng hệ thống tưới nước tự động cho rau, tổ chức đào tạo chuyển giao công nghệ vận hành hệ thống nước tự động. 2 HTX này đủ năng lực để thực hiện các yêu cầu đề ra trong khi thực hiện dự án.

Trạm KN-KL xây dựng quy trình kỹ thuật trồng tỏi và trồng bí đặc ruột phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và tổ chức lớp tập huấn theo lớp học hiện trường cho các hộ tham gia.

Qua đánh giá, dự án đã mang lại hiệu quả về 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Sản xuất rau an toàn sử dụng chủ yếu các nguồn tài nguyên tại chỗ với các biện pháp nông học, sinh học và cơ học sẽ dần cải tạo độ tơi xốp của đất và phân giải dần các chất vô cơ tồn tại nhiều năm. Việc dùng chế phẩm sinh học thúc đẩy quá trình phân giải chất vô cơ thành dinh dưỡng phù hợp với cây trồng, giải độc cho đất và sản phẩm nông nghiệp trên đất trả lại môi trường sống an toàn cho con người.

Hiệu quả về kinh tế, đối với cây tỏi dự kiến năng suất 22 tấn tỏi tươi/ha, giá bán 15.000 đồng/kg cho thu 330 triệu đồng/ha, chi phí trên 164 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 165 triệu đồng/ha. Bí xanh đặc ruột dự kiến năng suất 43 tấn/ha với giá 4.000 đồng/kg, cho thu 172 triệu đồng/ha, chi phí trên 81 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 90 triệu đồng/ha.

Hiệu quả xã hội đã đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Việc sản xuất rau an toàn là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời, giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo quy trình nông nghiệp VietGAP.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án còn một số hạn chế như: việc góp vốn đối ứng của một số hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có ít doanh nghiệp tham gia để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm rau, củ, quả chưa thành thương hiệu nên việc xác định giá đầu ra chưa ổn định.


Hải Linh


Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục