(HBĐT) - Khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP Cà Mau gần 100 km theo hướng quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Nơi đây ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sỹ trên "Ðoàn tàu không số” đã vượt hàng nghìn km đường biển để chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Cấp ủy, chính quyền và Đoàn Thanh niên xã Hợp Tiến (Kim Bôi) lồng ghép tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam đến đoàn viên thanh niên và Nhân dân thông qua hình thức tổ chức hội trại.

Với địa hình hiểm trở, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, bên trên là những cánh rừng đước, rừng mắm che phủ tạo điều kiện lý tưởng cho các chiến sỹ cách mạng dễ dàng vận chuyển và cất giấu vũ khí. Nơi đây, vào ngày 16/10/1962, con tàu mang mật hiệu "Phương Ðông 1” do thuyền trưởng Lê Văn Một chỉ huy, đồng chí Bông Văn Dĩa làm chính trị viên, chở theo hơn 30 tấn vũ khí đã cập bến an toàn, mở ra tuyến đường vận tải quân sự trên biển Ðông, với tên gọi "Ðường Hồ Chí Minh trên biển”. Tàu cập bến bị cạn, Nhân dân Rạch Gốc vận động 65 lực lượng cùng với các đồng chí chi bộ địa phương tận dụng 12 chiếc ghe, khẩn cấp vận chuyển kịp thời 30 tấn vũ khí đến kho cất giữ an toàn. Chiếc tàu chở vũ khí được Nhân dân ngụy trang cất giấu. Ðây là sự đóng góp tích cực của Nhân dân Rạch Gốc bảo vệ vũ khí của Ðảng. Từ đấy, vùng đất Năm Căn trở thành nơi tiếp nhận vũ khí từ T.Ư về cho chiến trường miền Tây Nam Bộ. Sau khi sự kiện tàu "Phương Ðông 1” về bến thành công, những con tàu "Phương Ðông 2”, "Phương Ðông 3”, "Phương Ðông 4” tiếp tục cập Bến Vàm Lũng để đưa hàng trăm tấn vũ khí từ miền Bắc chuyển vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Tính đến cuối năm 1970, Bến Vàm Lũng đã tiếp đón trên 70 chuyến tàu với hơn 4.400 tấn vũ khí, đạn dược.

Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cũng gắn liền với sự kiện ra đời của đơn vị quân đội mang phiên hiệu "Ðoàn 962” (được thành lập ngày 19/9/1962) với nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các chuyến tàu vào, ra bến bãi, bí mật tiếp nhận, cất giấu vũ khí và vận chuyển vũ khí đến các đơn vị quân giải phóng phục vụ chiến đấu. Ðoàn 962, sau này là Trung đoàn 962 đã 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân”.

Hiện nay, khu di tích lịch sử Bến Vàm Lũng đã được phục dựng khang trang với hệ thống tượng đài, vườn hoa, nhà trưng bày… trở thành địa điểm thăm quan, du lịch về nguồn cho Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Với bề dày truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, giai thoại về những chiến công thầm lặng của "Ðoàn tàu không số”, dấu ấn về những chiến công của quân, dân Rạch Gốc, của các chiến sỹ Ðoàn 962 anh hùng góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975. Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng có nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ phát triển du lịch, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Thanh Sơn

Các tin khác


Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Sáng 19-3, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm Ngày truyền thống. Chuẩn đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân dự và trao thưởng tặng Vùng 2 Hải quân.

125.588 lượt người tham gia Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức đã diễn ra từ 8h ngày 4/3/2024 đến 24h ngày 17/3/2024. Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tổ chức hướng dẫn, giám sát chặt chẽ sản lượng, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trên biển tại các bến cá, điểm lên cá trên địa bàn để chuẩn bị tiếp Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 tại Việt Nam về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thăm “mắt thần” cảnh giới vùng biển Đông Bắc Bộ

Trạm Radar 485, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân là đơn vị đóng quân trên đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù, trọng yếu, đài Radar Hải quân phải đóng quân ở những vị trí nơi núi cao, đảo xa để dễ dàng quan sát, quản lý, theo dõi, báo cáo kịp thời các mục tiêu xâm phạm vùng biển và không phận tầm thấp. Trạm Radar 485 nằm ở vị trí trên đỉnh núi Nàng Tiên với độ cao 485m so với mực nước biển, đây được ví như "mắt thần” canh giữ vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Trường Sa ngày mới

Cách đây 36 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đó là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại. Tiếp nối các thế hệ đi trước, quân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, chung tay, góp sức làm cho Trường Sa luôn mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân.

Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18

Từ ngày 13 - 15/3, đoàn đại biểu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển làm Trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành Trung tâm chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á (ReCAAP ISC) lần thứ 18 tổ chức tại Singapore.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục