Từ năm 1962 đến 1968, ông Phan Nhạn đã 15 lần cùng đồng chí, đồng đội thực hiện hải trình trên Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại vượt biển, trên các con tàu không số để đưa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

"Tháng 3-1962, tôi được cấp trên điều về Đoàn 759 (Đoàn tàu không số). Vốn quen nghề sông nước, lại có tay nghề cơ khí, cấp trên tin tưởng giao cho tôi giữ chức máy trưởng kiêm tổ trưởng tổ bộc phá. Giữa tháng 10-1962, tôi và đồng đội lên tàu không số chở vũ khí vào vùng biển Cà Mau. Ai nấy đều háo hức, bởi anh em trên tàu đều hiểu rằng, mỗi khẩu súng, viên đạn chi viện cho chiến trường miền Nam là hết sức quý giá” - Anh hùng LLVT nhân dân Phan Nhạn, nguyên Máy trưởng các Tàu 41, 43 và 56, Đoàn tàu không số năm xưa vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về kỷ niệm một thời hoa lửa.

Sau thoáng đăm chiêu để tiếp tục khơi mạch nguồn ký ức, ông Phan Nhạn kể tiếp: Đúng 23 giờ 45 phút hôm ấy, con tàu lặng lẽ rời cảng ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Hành quân được khoảng chục hải lý thì gặp trận gió mùa, chiếc tàu gỗ tròng trành, chao đảo. Máy chính, máy phụ hoạt động hết công suất nhưng con tàu vẫn ì ra. Thuyền trưởng gọi điện về đất liền xin chuyển hướng đi gần quần đảo Hoàng Sa, một quyết định mạo hiểm vì đi vào vùng này dễ bị tàu địch phát hiện. Được sự nhất trí của trên, con tàu chuyển hướng. Gần hai giờ đồng hồ vật lộn với sóng gió, tàu gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy. Trong lúc nguy nan, anh em vẫn bình tĩnh, mưu trí điều khiển tàu vượt qua vĩ tuyến 17 ngay trước mũi tàu chiến hạm đội 7 của Mỹ.


Anh hùng LLVT nhân dân Phan Nhạn (người mặc quân phục, đứng trên) thắp hương tưởng niệm các đồng đội đã hy sinh 
Hành quân đến ngày thứ sáu, tàu không số chỉ còn cách vùng biển Cà Mau khoảng 200 hải lý. Theo kế hoạch, để giữ bí mật cho bến, tàu chỉ được thả hàng trong thời gian ngắn vào đêm tối, rồi quay ra trước khi trời sáng. Tuy nhiên, suốt 3 giờ đồng hồ, tàu không thể bắt liên lạc và nhận được tín hiệu ở bến. Khi tàu chuẩn bị quay ra vùng biển quốc tế, đột nhiên phát hiện bên mạn trái có một chiếc ghe. Biết chắc đấy là ghe đánh cá của ngư dân vùng giải phóng, anh em trên tàu đã nhờ ngư dân dẫn đường vào bến an toàn.

Gặp nhau, thủy thủ tàu không số và các cán bộ, chiến sĩ ở bến vô cùng cảm động, ôm nhau khóc. Bởi vì thời chiến tranh, ranh giới sinh tử mong manh, mỗi lần xuất bến là một lần cán bộ, chiến sĩ trên Đoàn tàu không số xác định "quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Và đối với các đồng chí, đồng bào làm nhiệm vụ ở bến cũng vậy, khi mất liên lạc với thuyền thì cầm chắc rằng các đồng chí, đồng đội của mình đã gặp hiểm nguy trên hải trình vượt biển. 

Ông Phan Nhạn cho biết thêm, sau khi thuyền cập bến, chúng tôi mới biết khi được cấp trên thông báo tình hình và hẹn thời gian đón tàu. Đơn vị bến đã túc trực hơn một ngày đêm từ Gành Hào đến mũi Cà Mau để đón tàu. Vì tàu không vào bến theo kế hoạch nên mọi người ai cũng đau buồn vì nghĩ rằng tàu đã gặp nạn, tất cả hy sinh. Sau đó, công tác đón tàu được hủy bỏ...

Từ năm 1962 đến 1968, ông Phan Nhạn đã 15 lần cùng đồng chí, đồng đội thực hiện hải trình trên Đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại vượt biển, trên các con tàu không số để đưa hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 12-2015, cựu chiến binh Phan Nhạn vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.


                                                                 Theo QĐND

Các tin khác


Vùng 2 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Sáng 19-3, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và kỷ niệm 15 năm Ngày truyền thống. Chuẩn đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó chính ủy Quân chủng Hải quân dự và trao thưởng tặng Vùng 2 Hải quân.

125.588 lượt người tham gia Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức đã diễn ra từ 8h ngày 4/3/2024 đến 24h ngày 17/3/2024. Ban Tổ chức Cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tổ chức hướng dẫn, giám sát chặt chẽ sản lượng, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trên biển tại các bến cá, điểm lên cá trên địa bàn để chuẩn bị tiếp Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 tại Việt Nam về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Thăm “mắt thần” cảnh giới vùng biển Đông Bắc Bộ

Trạm Radar 485, Trung đoàn 151, Vùng 1 Hải quân là đơn vị đóng quân trên đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Với đặc thù, trọng yếu, đài Radar Hải quân phải đóng quân ở những vị trí nơi núi cao, đảo xa để dễ dàng quan sát, quản lý, theo dõi, báo cáo kịp thời các mục tiêu xâm phạm vùng biển và không phận tầm thấp. Trạm Radar 485 nằm ở vị trí trên đỉnh núi Nàng Tiên với độ cao 485m so với mực nước biển, đây được ví như "mắt thần” canh giữ vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Trường Sa ngày mới

Cách đây 36 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đó là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại. Tiếp nối các thế hệ đi trước, quân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, chung tay, góp sức làm cho Trường Sa luôn mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân.

Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18

Từ ngày 13 - 15/3, đoàn đại biểu Việt Nam do Thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển làm Trưởng đoàn, đã tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành Trung tâm chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á (ReCAAP ISC) lần thứ 18 tổ chức tại Singapore.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục