(HBĐT) - Chiếm khoảng 21% dân số, học sinh, sinh viên là một trong những nhóm đối tượng được triển khai thực hiện BHYT từ những ngày đầu. Trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật BHYT, học sinh, sinh viên cũng là một trong những nhóm đối tượng đầu tiên được định hướng bao phủ BHYT vì mục tiêu BHYT toàn dân. Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên còn góp phần định hình nhân cách sống tốt đẹp cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.


Việc thực hiện chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND và BHXH tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao, đảm bảo hiệu quả trong triển khai thực hiện giữa cấp ủy và chính quyền các cấp, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể.

Năm học 2021-2022, có 316 trường với trên 163.000 học sinh, sinh viên tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 93%. Trong đó có hơn 44.724 lượt khám chữa bệnh trường hợp học sinh, sinh viên, tương ứng với số tiền  27,5 tỷ đồng. Điển hình là một học sinh ở xã Cư Yên (Lương Sơn) điều trị 3 đợt tại Viện huyết học truyền máu Trung ương với căn bệnh giảm tiểu cầu, được quỹ BHYT thanh toán 540 triệu đồng. Một học sinh ở phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) điều trị bệnh lý về tim, được quỹ BHYT thanh toán 179 triệu đồng… Còn hàng triệu bệnh nhân tham gia BHYT cũng được nhận những lợi ích thiết thực, giảm bớt gánh nặng trong việc điều trị cho chính bản thân và gia đình bệnh nhân. Quyền lợi trong khám chữa bệnh BHYT cho người tham gia luôn được đảm bảo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đoàn Đức Thắng (BHXH tỉnh)

Các tin khác


Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 10/1, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, thời gian qua, tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn còn tồn tại, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây giảm nguồn quỹ dành cho việc khám, chữa bệnh (KCB) đối với những trường hợp thật sự gặp rủi ro do bệnh tật. Hành vi này xuất phát từ 3 phía: Người tham gia BHYT, cơ sở y tế và chính cán bộ, nhân viên giám định. Hệ thống giám định BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều hình thức trục lợi BHYT như: mượn thẻ đi KCB, khám bệnh tới hơn 100 lần trong 1 năm; mượn thông tin của bác sỹ để chỉ định kéo dài ngày nằm viện.

Tăng cường đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm

Thời gian qua, song song với việc tăng cường truyền thông, phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ngành BHXH tỉnh còn thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, đôn đốc thu nợ đối với những đơn vị chậm đóng bảo hiểm.

Đảm bảo người tham gia bảo hiểm thụ hưởng đầy đủ chế độ

Thời gian qua, bên cạnh việc tuyên truyền, mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động được thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

“Điểm tựa” cho người nghèo

Nhờ chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) của Nhà nước và địa phương, nhiều người thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh có điều kiện được tiếp cận các dịch vụ y tế, giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình khi không may ốm đau, bệnh tật.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh luôn chủ động, bám sát các giải pháp chỉ đạo, điều hành của BHXH Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai công tác tuyên truyền có hiệu quả, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng để tích cực tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục