Người Mường xã tự Do (Lạc Sơn) ngày nay luôn giữ được những nét đẹp truyền thống (ứng xử, trang phục, tiếng nói, nghề truyền thống…).

Người Mường xã tự Do (Lạc Sơn) ngày nay luôn giữ được những nét đẹp truyền thống (ứng xử, trang phục, tiếng nói, nghề truyền thống…).

HBĐT) - Thời kỳ Bắc thuộc, Hòa Bình nằm trong quận Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tùy). Đến thế kỷ X, nước ta giành được độc lập, Hòa Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là Thượng Oai) … Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập chống lại ách đô hộ phương Bắc, nhân dân Hòa Bình đã tham gia bằng tinh thần yêu nước cao nhất. Như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân Hòa Bình cũng đã đóng góp công sức, của cải vào thắng lợi to lớn của nghĩa quân.

 

 Cuốn Việt sử thông giám cương mục (NXB Giáo dục năm 1998) còn chép  Quân Bà đi đến đâu như gió lướt đến đấy. Các dân tộc Man, Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Man, Lý là cách gọi các dân tộc thiểu số của các triều đại phong kiến nước ta (trong đó có cả dân tộc Mường). Núi Vua Bà thuộc địa phận huyện Lương Sơn đã đi vào sử sách, là nơi lập căn cứ của hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị chống lại quân xâm lược Đông Hán trong những năm đầu công nguyên  

Trong giai đoạn dài này, cư dân Hòa Bình đã có bước phát triển về nghề nông trồng lúa, nghề thủ công cùng những nét văn hóa truyền thống được bảo lưu, giữ gìn mang đậm nét bản sắc văn hóa. Những di tích văn hóa phổ biến ở các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại Hùng Vương chứng minh rằng: Trước đây, mấy ngàn năm không có sự khác nhau giữa người Kinh và người Mường, rằng trên đất nước Văn Lang cũng như trên đất nước âu Lạc chỉ có một số người Việt ở miền núi mà thôi; rằng về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất, đời sống của người Việt ở đồng bằng và miền núi không có sự khác biệt.Về mặt lịch sử, người Kinh và người Mường có chung một nguồn gốc tổ tiên được các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định (qua tài liệu ngôn ngữ học, nhân chủng học, dân tộc học, khảo cổ học).

Tóm lại, người Việt (Kinh) và người Mường có chung một nguồn gốc. Nhưng cũng trong giai đoạn này, đã có sự phân hóa Việt - Mường. Sự phát triển của văn hóa Hòa Bình, sự di chuyển của cư dân từ vùng núi đồi xuống trung du rồi xuống đồng bằng, sự thay đổi về môi trường sống dẫn đến thay đổi về phong tục tập quán, thay đổi về cách thức sinh hoạt và thay đổi về nhân chủng Một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa Việt - Mường là chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nền đô hộ của nhà Triệu cũng như nhà Đông Hán, nhà Ngô, nhà Tần, nhà Tùy, nhà Đường bao trùm lên toàn bộ nước taNgười Việt ở vùng đồng bằng trong khi bắt buộc phải sống chung với phong kiến ngoại bang đã có điều kiện tiếp xúc với văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Hoa, ấn ĐộHoàn cảnh đó làm cho người Việt ở vùng đồng bằng và người Việt ở vùng miền núi dần phát sinh những yếu tố khác nhau về đời sống tinh thần và vật chất. Tình hình này kéo dài hơn 1000 năm và làm cho người Việt phân hóa thành 2 dân tộc: dân tộc Việt (Kinh) có chịu ảnh hưởng một phần của văn hóa nước ngoài, dân tộc Mường do cư trú lâu đời ở miền rừng núi nên vẫn bảo lưu được những nét đặc biệt của văn hóa Lạc Việt. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, dưới chính sách đồng hóa của ngoại bang, một bộ phận cư dân Việt - Mường ở vùng Kinh Bắc và đồng bằng (vùng kẻ chợ) đã có những thay đổi; những bộ phận còn lại nằm vùng ngoại vi ít biến đổi hơn. Tiếng Việt - Mường chia thành 2 phương ngữ lớn: tiếng Kẻ Chợ và tiếng miền ngược. Tiếng Kẻ Chợ tiếp nhận yếu tố tiếng Hán dần dần tách thành tiếng Việt và tiếng miền ngược thành tiếng Mường. Sự phân hóa Việt - Mường là cả một quá trình lâu dài

Đến thế kỷ thứ X, người Việt giành lại độc lập, cùng với các dân tộc anh em xây dựng lại nước Đại Việt. Từ đó, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ phổ thông của Đại Việt và mở rộng phạm vi sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước độc lập, người Việt một mặt mượn chữ Hán làm quốc tự đã xây dựng chữ Nôm, mặt khác mượn các yếu tố tiếng Hán vào tiếng Việt (nay gọi là từ Hán -Việt). Trong khi đó, người Mường trở thành một dân tộc thiểu số. Do tiếng Việt thành tiếng phổ thông nên người Mường nói tiếng Việt ở những mức độ khác nhau. Rõ ràng, sự phân hóa Việt -Mường là cả một quá trình lâu dài. Hơn ngàn năm Bắc thuộc là thời gian phân hóa liên tục của người Việt cổ. Nhưng mức độ phân hóa không phải lúc nào cũng giống nhau.

Sau khi phân hóa thành 2 dân tộc (Việt và Mường), người Việt và người Mường vẫn biết họ cùng chung một nguồn gốc: thời viễn cổ xa xăm, tổ tiên của họ là người Lạc Việt. (Còn nữa)

 

                                                              Bùi Văn (TH)

 

 Bài 8: Đôi nét về xã hội cổ truyền của người Mường Hòa Bình thời phong kiến

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục