Trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có 3 trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn.
Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Trung tâm thương mại Hoàng SơnPlaza.                                                                                        ảnh: H.T

Trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có 3 trung tâm thương mại, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn. Trong ảnh: Khách hàng mua sắm tại Trung tâm thương mại Hoàng SơnPlaza. ảnh: H.T

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 26,6%, tăng 10,27% so với năm 1991. Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

 

Nhìn lại khi mới tái lập tỉnh năm 1991, thương mại và dịch vụ của tỉnh quá nhỏ bé, sơ sài. Trên địa bàn tỉnh mới chỉ có các doanh nghiệp quốc doanh và các hộ tư nhân hoạt động thương mại - du lịch, các thành phần kinh tế khách hầu như chưa có. Doanh nghiệp quốc doanh cũng chỉ có Công ty Thương nghiệp vùng núi, Công ty xây dựng kiến thiết trang thiết bị ngành thương  mại - du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội cả tỉnh năm 1991 chỉ đạt trên 137,4 tỷ đồng.  Đến năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 15.370 tỷ đồng, gấp trên 111 lần so với năm 1991. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ bình quân 5 năm gần đây đạt 10,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân 5 năm tăng 25%/năm.

 

Lĩnh vực thương mại có bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ hàng hoá ít ỏi, khan hiếm, đến nay mạng lưới thương mại của các thành phần kinh tế phủ khắp toàn tỉnh. Từ đô thị đến thị trấn nông thôn, từ vùng thấp đến vùng cao đâu đâu cũng sầm uất, hàng hóa phong phú, tràn ngập, người tiêu dùng tha hồ lựa chọn, hàng hóa vượt sức mua của mọi người. Từ một nền thương nghiệp tập trung bao cấp, đến nay, toàn tỉnh có 453 doanh nghiệp và hơn 21.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động thương mại, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thu hút gần 80 ngàn lao động. Cơ sở hạ tầng thương mại những năm qua được đầu tư đổi mới với hệ thống 93 chợ truyền thống phân bố rộng khắp tỉnh gồm 1 chợ đạt tiêu chuẩn hạng I, 9 chợ hạng II, 83 chợ hạng III. Trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại và 3 siêu thị hạng III với cơ sở vật chất khá hiện đại, phương thức mua bán văn minh, mang lại diện mạo mới cũng như đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh.

 

Ngành dịch vụ du lịch phát triển nhịp độ khá cao, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng. Ngay sau khi tái lập, tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho du lịch. Hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc được đầu tư phủ rộng khắp từ tỉnh đến xã, xóm, bản; mạng lưới giao thông thuỷ, bộ giao lưu văn hoá với các vùng du lịch trong cả nước và quốc tế. Trong 5 năm gần đây đã huy động được khoảng 800 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, trong đó, ngân sách Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Nhờ huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 374 cơ sở lưu trú với 3.291 phòng, trong đó có 34 khách sạn, 235 nhà nghỉ, 105 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn. Hoạt động liên kết du lịch được tập trung chỉ đạo và có hiệu quả, góp phần tăng trưởng của ngành du lịch. Trong những năm qua, lượng khách thăm quan, du lịch đến Hòa Bình duy trì mức tăng trưởng bình quân khá cao (20%).  Năm 2005, Hòa Bình đón 305.576 lượt khách; năm 2010 đón 1.105.000 lượt khách và năm 2015, lượng khách du lịch đến với Hòa Bình đã đạt 2.568.443 lượt khách, trong đó, khách quốc tế  200.000 lượt, khách nội địa trên 2,3 triệu lượt. Doanh thu hoạt động du lịch đạt trên 831 tỷ đồng. 

 

Dịch vụ vận tải phát triển nhanh, ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và các thành phần kinh tế. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh đã có trên 12.000 ô tô chuyên chở hàng hóa, hành khách; có 125 tuyến vận tải hành khách cùng 11 doanh nghiệp kinh doanh tắc xi. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt được chú trọng, đến nay đã có 3 tuyến xe buýt hoạt động nối hầu hết các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh với thời gian khai thác lên tới 16 giờ/ngày, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm tỷ lệ phương tiện cá nhân tham gia giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, đảm bảo TTATGT trên tuyến. Đối với giao thông đường thủy, năm 1991 có khoảng 100 phương tiện đa số là thuyền nhỏ, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 900 phương tiện vận tải đường sông với năng lực vận tải lớn, tốc độ cao.

 

Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ khác phát triển nhanh và đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Điển hình như dịch vụ viễn thông, bưu chính, internet với hệ thống hạ tầng hoàn thiện, mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá đến 11 huyện, thành phố, 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện được nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và kết nối internet. Toàn tỉnh có 100% số xã có dịch vụ điện thoại cố định, 98% xã có trạm BTS, 100% xã có cáp quang đến trung tâm Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển rộng khắp đáp ứng tốt nhu cầu nhân dân. Tính riêng hệ thống tín dụng đến nay trên địa bàn có 6 chi nhánh ngân hàng thương mại và 4 quỹ tín dụng nhân dân. Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc trẻ em phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 7,01 bác sĩ/10.000 dân, 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động;  hiện có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện  đa khoa khu vực và 10 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố với tổng số 1.720 giường bệnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám -chữa bệnh của nhân dân. Các loại hình dịch vụ khác như xây dựng;  GD&ĐT; cung cấp  điện, nước; giải trí, thể thao; tư vấn, pháp lý, thẩm mỹ, văn hoá, quảng cáo... phát triển nhanh, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu đời sống.

 

 

                                                                   Vũ Tùng (TH)

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục