Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.

Vùng Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình) từng là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808 - 1819) chống lại chế độ phong kiến.

(HBĐT) - Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, các dân tộc ở Hòa Bình đã phải cùng nhau đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên, xã hội để tồn tại, phát triển. Trong đó phải ghi nhận những phong trào nông dân chống áp bức phong kiến và đánh giặc ngoại xâm, giữ vững sự ổn định, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769), khởi nghĩa Quách Tất Liêm (1808 - 1819) của Lê Duy Lương (1833 - 1838) và sự tham gia chống quân xâm lược nhà Minh, tham gia cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 của nhân dân Hòa Bình…

 

Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XVIII, chế độ vua Lê, chúa Trịnh suy kém, không bảo đảm được đời sống nhân dân. Xã hội bất ổn, rối ren, mùa màng thất bát. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình tìm đường sống đã nổ ra. Hoàng Công Chất người tỉnh Thái Bình. ông đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn Nam(gồm Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên). Năm 1751, Hoàng Công Chất thất thủ chạy vào Thanh Hóa, sau kéo quân lên miền thượng du Thanh Hóa (bao gồm cả Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu). Trong thời gian ở Hưng Hóa (1751 - 1768), Hoàng Công Chất được các dân tộc và các tù trưởng, phìa tạo, lang ở vùng đó ủng hộ, giúp đỡ. Trong vùng nghĩa quân kiểm soát, đời sống nhân dân tương đối ổn định. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, triều đình đã tha cho những người theo nghĩa quân Hoàng Công Chất: “Gọi dân 23 bản Mường về làm ăn…Định ra 14 điều ban xuống: tha tội cho các tù trưởng và vẫn cho làm thổ tù; tha các hạng thuế năm ấy cho các châu thuộc Hưng Hóa và cả người Nùng cùng các dân “Mán, Xá” lại miễn cho những tiền thuế đã bỏ thiếu từ trước…Từ đó trấn Hưng Hóa được yên”(theo Lịch triều hiến chương loại chí”. Sự khoan nhượng của triều đình là kết quả của phong trào nông dân mà Hoàng Công Chất là ngọn cờ; đã giáng đòn mạnh mẽ vào chế độ phong kiến đang rệu rã, cải thiện một phần đời sống nhân dân…

 

Cuộc khởi nghĩa của Quách Tất Thúc (1808-1819) diễn ra trong thời vua Gia Long. Bất bình với những chế độ o ép đời sống thời đó, thổ tù (những tù trưởng hoặc lang đạo, phìa tạo được thế tập cai quản Mường). Quách Tất Thúc quê ở Sơn âm, xã An Lạc, huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình (gồm một phần Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình ngày nay); ở Thạch Bi, huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan (nay là huyện Tân Lạc - Hòa Bình). Tham gia cuộc khởi nghĩa có nhiều thổ tù thuộc đạo Thanh Bình. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 11 năm, chủ yếu dựa vào căn cứ địa Sơn âm (Lạc Thủy), Thạch Bi(Mường Bi, Tân Lạc), quê hương ông. Với sự giúp đỡ, che chở của nhân dân các dân tộc Mường, Thái, Kinh...cuộc khởi nghĩa đã gây khó khăn cho triều đình nhiều năm. Cuộc khởi nghĩa chính là đại diện cho các dân tộc vùng miền núi Hòa Bình, Tây Bắc phản đối chính sách bất hợp lý của triều Gia Long đối với các dân tộc thiểu số. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Lương (1833-1838) do con cháu nhà họ Lê đứng đầu đã thu hút hàng ngàn người tham gia. Thực chất đây là một phong trào đấu tranh rộng lớn của nhân dân Mường liên kết với nông dân nghèo đói và các tầng lớp khác ở miền xuôi chống lại sự thống trị, bóc lột hà khắc của nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trên địa bàn Mường xã Sơn âm, Thạch Bi, Xích Thổ mà trước đó, năm 1808, lang đạo Quách Tất Thúc đã khởi nghĩa nhưng không thành công. Tiếp tục cuộc đấu tranh chống áp bức, các con cháu của Quách Tất Thúc là Quách Tất Công, Quách Tất Tại, Quách Tất Tế, Quách Tất Nham đều tham gia khởi nghĩa Lê Duy Lương…Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng chống áp bức của nhân dân Mường cùng các dân tộc anh em trên vùng đất Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

 

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, vào thời điểm Trần Quý Khoáng (1409) khởi  nghĩa ở Nghệ An thì ở châu Quảng Oai (một phần đông bắc tỉnh Hòa Bình, Sơn Tây, Chương Mỹ (Hà Tây), thủ lĩnh nghĩa quân vùng này là Hoàng Cư Liêm đã cùng nhân dân Mường nổi dậy hưởng ứng. Tháng 8 năm 1412, Lưu Bổng hoạt động mạnh ở vùng Quảng Oai thu hút sự tham gia của nhân dân Mường chống lại quân Minh. Trong thời gian nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa hoạt động ở miền thượng du Thanh Hóa, Gia Hưng đã nhận được sự che chở, giúp đỡ của nhân dân Mường, Thái… nhờ thế đã vượt qua được những ngày đầu gian nan, bị vây ráp truy đuổi.

 

Trong lúc nghĩa quân Lam Sơn hoạt động mạnh mẽ ở vùng Thanh Hóa thì nhân dân khắp nơi tiếp tục vùng lên đánh giặc. Tham gia cuộc khởi nghĩa của Chu Văn Trang phủ Tuyên Hóa, (Tuyên Quang), Gia Hưng có nhiều thanh niên trai tráng thuộc các dân tộc thiểu số miền núi: Thái, Mường, Dao thuộc địa bàn vùng Tây Bắc, Việt Bắc. Nghĩa quân của Chu Văn Trang còn liên kết với các nghĩa binh “áo đỏ” cùng hoạt động. Hoạt động của nghĩa quân “áo đỏ” chính là hình ảnh cuộc đấu tranh ngoan cường của nhân dân các dân tộc miền núi (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu) chống quân Minh xâm lược. Chiến công này góp phần tiêu hao sinh lực giặc. Cuối năm 1425, Lê Lợi cử Phan Liêu và Lộ Văn Luật ra hoạt động ở vùng Gia Hưng, Quốc Oai (Hòa Bình, Sơn La, Hà Tây) để liên hệ với lực lượng yêu nước tham gia khởi nghĩa và điều tra tình hình quân Minh, chuẩn bị cho cuộc tấn công ra Bắc. Sự cống hiến của nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã góp phần vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Truyền thống đó còn tiếp tục được nhân dân phát huy, nối dài đến với cuộc đại phá quân Thanh của Quang Trung vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789. Trong 5 đạo quân của Quang Trung tiến ra Bắc thì đạo quân thứ ba do đô đốc Bảo chỉ huy tiến đường núi qua những địa danh từ Nho Quan (thuộc huyện Phụng Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình); qua vùng đất Hòa Bình để đến Đại áng, Ngọc Hồi. Trên đường tiến quân, đạo quân đã nhận được sự tham gia, ủng hộ của đồng bào các dân tộc Hòa Bình. Rõ ràng, mỗi giai đoạn lịch sử, nhân dân Hòa Bình luôn thể hiện tinh thần yêu nước, biết hòa mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu chống áp bức, bất công và sự xâm lăng của các thế lực ngoại bang. Truyền thống đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Hòa Bình sau này.

(Còn nữa)

 

                                                                                 Bùi Văn (TH)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục