(HBĐT) - Thời kỳ mới tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông tỉnh ta nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, nhiều huyện không có đường thông về tỉnh, nhiều thị trấn huyện không nhận được báo trong ngày. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin (CNTT), bưu chính- viễn thông phát triển nhanh, phủ kín toàn tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu sử dụng của nhân dân.

 

Trong giai đoạn từ năm 1993 - 2000, ngành Bưu điện tỉnh thực hiện chiến lược tăng tốc, đổi mới toàn diện, đi thẳng vào kỹ thuật tiên tiến; xây dựng mạng lưới bưu chính - viễn thông rộng khắp, đồng bộ, đa dịch vụ. Nhờ đó, chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông dần được cải thiện. Giai đoạn này, các dịch vụ bưu chính tăng bình quân 30%/năm. Hệ thống các bưu cục đã được trải rộng, đều trong toàn tỉnh. Đến hết năm 2000, toàn tỉnh đã có 112 điểm bưu điện văn hóa xã hoạt động, phân bố đều cả 3 vùng, đã rút ngắn bán kính phục vụ của 1 bưu cục từ 25 km xuống còn 3,5 km; số dân phục vụ giảm từ 35.000 người/bưu cục xuống 7.000 người/bưu cục. Các dịch vụ bưu chính đã về đến các bản, làng vùng cao, sâu, vùng dân tộc ít người. Trong giai đoạn này, dịch vụ viễn thông cũng có tốc độ phát triển khá cao; toàn mạng đã dùng kỹ thuật số; các phương thức thông tin công nghệ cao như thông tin vệ tinh (VSAT), cáp quang đều đã được đưa vào sử dụng, đã cải thiện rõ rệt chất lượng thông tin. Số lượng máy điện thoại đến hết năm 2000 tăng 15 lần so với năm 1993, mật độ điện thoại từ 0,07 máy/100 dân tăng lên 1,45 máy/100 dân. Số xã có điện thoại đạt 68%, số máy điện thoại về xã tăng 90 lần. Các dịch vụ mới cũng được phổ cập và có chất lượng cao như thông tin di động, Cardphone, 108...

 

Thực hiện chiến lược hội nhập và phát triển, từ năm 2001 đến nay, tỉnh ta đã tiến hành thay thế toàn hệ thống chuyển mạch đảm bảo đồng bộ và tương thích với các hệ thống chuyển mạch khác trong và ngoài nước. Xây dựng vòng Ring cáp quang trên phạm vi toàn tỉnh. Thiết lập mạng viễn thông nông thôn công nghệ cao. Phát triển mạnh các dịch vụ chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển mạng Internet. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet với 16 tổng đài chuyển mạch; 210 xã có dịch vụ điện thoại cố định, đạt 100%; tỷ lệ phủ sóng di động theo khu dân cư là  95%; 210 xã, phường, thị trấn có trạm thu phát sóng di động (BTS), đạt tỷ lệ 100%. Hiện, toàn tỉnh có  1.371 trạm BTS được xây trên 794 vị trí. Cáp quang đã đến trung tâm 210 xã, đạt tỷ lệ 100%; 184 xã có dịch vụ Intenet băng thông rộng ADSL, đạt tỷ lệ 87,6%. Chất lượng, số lượng dịch vụ cũng không ngừng được đầu tư nâng cao. Số lượng thuê bao Internet (ADSL và FTTH) ước đạt trên 35.558 thuê bao. Tổng thuê bao điện thoại trên toàn mạng đến nay đạt khoảng trên 62.000 thuê bao. Tỷ lệ máy điện thoại đạt gần 80 máy/100 dân. Tỷ lệ số thuê bao Internet 3 thuê bao/100 dân...

 

Mạng bưu chính phát triển rộng khắp với đa dịch vụ, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này với 213 điểm phục vụ bưu chính (trong đó có 189 điểm Bưu điện văn hóa xã). Mạng lưới khai thác gồm 27 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục khai thác cấp I và 10 bưu cục khai thác cấp II, còn lại là bưu cục cấp III. Bán kính phục vụ bưu chính 2,6 km/1 điểm phục vụ. Đến năm 2000, mạng bưu chính đã bỏ hoàn toàn quy trình khai thác truyền thống, xây dựng một quy trình mới trên cơ sở các hợp đồng liên danh, liên kết với các công ty dọc ngành. Theo đó, đã đưa báo đến 100% xã trong ngày xuất bản, khắc phục tình trạng có tới 4 huyện báo không tới được trong ngày, 20% xã phải nhận báo sau 5 ngày, 40% xã nhận báo sau 3 - 4 ngày trong giai đoạn đầu mới tách tỉnh. Hiện, các dịch vụ bưu chính mới đã được triển khai trên địa bàn như: Dịch vụ chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH; chuyển phát hành chính công; kinh doanh đa dịch vụ phục vụ nhân dân; cho vay tín dụng đối với đối tượng có lương hưu, CB, CNVC và lực lượng vũ trang.

 

Đặc biệt, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể từng bước được đầu tư hiện đại. Việc ứng dụng CNTT đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức của xã hội về vai trò ứng dụng CNTT được nâng lên rõ rệt. Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử các sở, ngành và UBND huyện, thành phố được quan tâm đầu tư đã góp phần từng bước minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đến nay, 100%  sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng. 63% cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước được trang bị máy tính, trong đó có 93% máy tính kết nối Internet. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai tại 63 điểm (33 điểm tại các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố). 32/32 sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được cấp, phát và hướng dẫn sử dụng chữ ký số chuyên dùng để trao đổi văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành. Trên 80% doanh nghiệp có kết nối Internet sử dụng băng thông rộng. Hệ thống thư điện tử đã tạo lập được trên 3.000 tài khoản để trao đổi văn bản, tài liệu điện tử; 100% sở, ban, ngành đã ứng dụng phần mềm quản lý, điều hành. Hệ thống hội nghị truyền hình đã triển khai ở 12 điểm cầu, đảm bảo 100% cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện, thành phố thực hiện trên môi trường Internet.

 

                                                                      Vũ Tùng (TH)

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục