(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.

 

Một trong những thành tựu nổi bật là các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển KT -XHcủa tỉnh, tập trung vào phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính trong 10 năm (2006 -2015), toàn tỉnh đã thực hiện 208 đề tài, dự án với tổng kinh phí 67, 3 tỷ đồng. Trong đự, lĩnh vực khoa học nông nghiệp được quan tâm thực hiện với 78 đề tài, dự án, kinh phí 25, 8 tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng kinh phí. Qua nghiên cứu đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh, có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh như các giống lúa, ngô chịu hạn, chịu lạnh. Điển hình như đã lựa chọn được các giống cam: CS1, Canh, Xã Đoài, V2... cho thu hoạch giải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Hiện đã xác định được các cây cam đầu dòng của mỗi loại, từ đó đảm bảo giống phục vụ cho mở rộng diện tích. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới I -xra-en, kỹ thuật canh tác hiện đại. Đồng thời tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cam trồng tại huyện Cao Phong và mở rộng địa bàn sang các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, hạt dổi Lạc Sơn, quýt Nam Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc, quả lặc lày Lương Sơn, mía tím Hòa Bình... Trong chăn nuôi, thủy sản, bên cạnh việc bảo tồn, duy trì và phát triển một số vật nuôi bản địa có chất lượng, giá trị cao phục vụ thị trường khó tính, tỉnh ta đang tập trung đưa các giống lai vào sản xuất để thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển đàn gia cầm, thủy cầm giống mới, nuôi thử nghiệm một số loài cá mới như: bỗng, trắm đen, diêu hồng... Đặc biệt đã nuôi thử nghiệm thành công cá nước lạnh (cá tầm). Từ kết quả nuôi thử nghiệm cá tầm, đến nay đã có doanh nghiệp triển khai dự án nuôi loài cá này tại hồ Hòa Bình với quy mô dự kiến khoảng 5 ha mặt nước. Việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng đều có sự liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông). Các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực VH -XH đã đem lại hiệu quả thiết thực như: xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường; nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác  kiểm tra, giám sát đối với đảng viên; nâng cao chất lượng, năng lực giám sát của HĐND các cấp; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thu hút, sử dụng nhân lực có trình độ cao vào tỉnh; nghiên cứu trong lĩnh vực y tế để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân...

Sở hữu trí tuệ được quan tâm trong việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản địa phương, góp phần đẩy mạnh thương mại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm đặc sản của tỉnh như: Nhãn hiệu tập thể rượu cần Hòa Bình, dệt thổ cẩm Mai Châu, hạt dổi Lạc Sơn, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, mía tím Hòa Bình. Hiện đang xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Hòa Bình, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm cá, tôm sông Đà Hòa Bình... Đặc biệt, việc xây dựng thành công Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam  huyện Cao Phong năm 2014 đã giúp cho giá trị sản phẩm tăng thêm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

 

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp như đẩy nhanh tiến độ thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư; ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KHCN (đến nay đã ươm tạo được 4 doanh nghiệp KHCN). Triển khai thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh bước đầu đem lại hiệu quả, tỷ lệ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã tăng dần qua các năm, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trên tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn tỉnh tăng lên rõ rệt. Công tác quản lý và hoạt động an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh cũng được triển khai hoạt động hiệu quả.

 

Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước trong việc quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng. Việc triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh đã góp phần giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí SX -KD cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Đến nay, toàn tỉnh đã có 46/47 cơ quan, đơn vị, 14/210 xã, phường, thị trấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động.

 

(Còn nữa)

                                                                           Vũ Tùng (TH)

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục