(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Trong 1/4 thế kỷ qua, ngành văn hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương, đặc biệt là tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tham gia tổ chức tốt các sự kiện chính trị, văn hoá, hoạt động kỷ niệm, điển hình như:  Ngày hội VH - TT các tỉnh Tây Bắc; Lễ đón nhận danh hiệu anh hùng  LLVT tỉnh ; Lễ kỷ niệm 120 năm, 125 năm thành lập tỉnh và hiện nay là kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường toàn quốc lần thứ I...

 

Tỉnh và ngành đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá  góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có Bảo tàng tỉnh và 2 Bảo tàng tư nhân; 3 Nhà truyền thống chuyên ngành; 1 Trung tâm bảo tồn văn hóa Thái. Hệ thống nhà văn hóa gồm: Cung văn hóa tỉnh; 11 nhà văn hóa huyện, thành phố; 41 nhà văn hóa cấp xã; 1 nhà văn hóa khu vực liên xã; 1 nhà văn hóa chuyên ngành và 1.566 nhà văn hóa xóm, bản. Hệ thống thư viện có Thư viện tỉnh; 11 thư viện huyện, thành phố; 91 thư viện trường học; 1 thư viện Công an tỉnh; 3 thư viện tư nhân; 190 điểm bưu điện văn hoá xã; 210 tủ sách pháp luật; 9 tủ sách phụ nữ huyện Kim Bôi; 2 điểm đọc báo quân dân huyện Tân Lạc; 12 tủ   sách các đơn vị bộ đội. Trên địa bàn tỉnh có Rạp Hoà Bình, 7 đội chiếu phim lưu động hàng năm phục vụ 1.350 buổi chiếu phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh; 1 Đoàn nghệ thuật các dân tộc Hoà Bình; 1 CLB xiếc tạp kỹ; 2 Tượng đài Bác Hồ, 1 Tượng đài Trung đoàn 66, 1 Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan.

 

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể được chú trọng. Khi tái lập tỉnh, tổng số hiện vật được bàn giao từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình về Bảo tàng tỉnh Hoà Bình có 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. Ngành văn hóa đã chỉ đạo tăng cường công tác sưu tầm, đến nay nâng tổng số hiện vật tại Bảo tàng tỉnh lên 16.844 hiện vật các loại, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 1991. Trong đó có  nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm như: Bộ sưu tập trống đồng 73 hiện vật; bộ sưu tập đồ đồng khác (cồng chiêng, xanh, rìu, tiền đồng...) 5.828 hiện vật; bộ sưu tập gốm cổ 977 hiện vật; bộ sưu tập đá “Văn hoá Hoà Bình” 8.803 hiện vật ... Đặc biệt, bộ sưu tập 2 bộ xương đười ươi (Pon go) được các nhà khoa học đánh giá là “Viên kim cương” trong ngành khảo cổ học Việt Nam.

 

Quản lý, bảo tồn di tích được tích cực triển khai công tác điều tra, kiểm kê lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và tu bổ, tôn tạo để phát huy giá trị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 71 di tích được xếp hạng, trong đó, 41 di tích cấp quốc gia  gồm 12 di tích khảo cổ, 9 di tích lịch sử cách mạng, 2 di tích lịch sử văn hóa, 18 danh lam thắng cảnh; 30 di tích cấp tỉnh gồm: 5 di tích lịch sử cách mạng, 24 di tích lịch sử văn hóa, 1 danh lam thắng cảnh; kiểm kê được 102 di tích danh thắng đưa vào bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 3 di tích lịch sử cách mạng; 6 di tích khảo cổ; 77 di tích lịch sử văn hóa; 16 danh lam thắng cảnh.

 

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa phi vật thể được quan tâm thực hiện. Nhiều lễ hội tiêu biểu của dân tộc đã được tổ chức phục dựng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Trên địa bàn tỉnh hiện có 786 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc được kiểm kê, bao gồm 7 di sản tiếng nói; 3 di sản chữ viết; 154 di sản ngữ văn dân gian; 171 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian; 113 di sản tập quán xã hội; 44 di sản lễ hội truyền thống; 26 di sản nghề thủ công truyền thống; 268 di sản tri thức dân gian. Tiến hành điều tra, nghiên cứu giá trị văn hóa các dân tộc, tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông; phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Khai hạ, chùa Tiên, Xên Mường... Đặc biệt, đã xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận Chiêng Mường và Mo Mường Hoà Bình là di sản văn hoá cấp quốc gia. Phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở được quan tâm phát triển mạnh. Năm 1991, toàn tỉnh mới có hơn 200 đội văn nghệ, đến nay đã phát triển được trên 2.000 đội văn nghệ với hàng chục nghìn diễn viên không chuyên. Hàng năm, các đội văn nghệ tổ chức được hàng trăm nghìn buổi biểu diễn, phục vụ hàng triệu lượt người xem đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

 

Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, có sức lan tỏa và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều gương người tốt, việc tốt trong phong trào đã được các cấp khen thưởng. Đến nay, toàn tỉnh có 78% hộ gia đình; 65% làng, bản và 90% cơ quan trường học, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, thúc đẩy KT-XH phát triển.

 

 

                                                           (Còn nữa)

                                                        Vũ Tùng (TH)

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục