(HBĐT) - Tên gọi Lạc Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886, là một trong bốn phủ của tỉnh Mường (sau là tỉnh Hoà Bình) là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Dân cư của phủ Lạc Sơn lúc này có khoảng 3 vạn người (dân tộc Mường chiếm khoảng 80%). Năm 1908, phủ được gọi là châu. Châu Lạc Sơn được phân thành 4 tổng đó là: tổng Lạc Thành, tổng Lạc Đạo, tổng Lạc Nghiệp và tổng Lạc Thiện có 52 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ châu được đổi thành huyện.

 

Màn đồng diễn tại Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lạc Sơn.

 

Tháng 10/1957, huyện Lạc Sơn được tách  ra thành 2 huyện là huyện Lạc Sơn và huyện Tân Lạc. Sau những sáp nhập, chia tách, hiện nay, huyện Lạc Sơn có 28 xã và 1 thị trấn được ổn định. Lạc Sơn có diện tích đất tự nhiên trên 581 km2, là nơi sinh sống của cộng đồng 6 dân tộc, dân số trên 14,2 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 90%. Căn cứ theo địa hình có thể chia huyện thành 3 vùng thấp, vùng sâu và vùng cao.

 

Lạc Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Sông Bưởi  cùng với 3 nhánh suối là nguồn tài nguyên nước quan trọng nhất ở huyện, cung cấp nước cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Lạc Sơn có tiềm năng tương đối lớn về lâm nghiệp. Lạc Sơn có cảnh quan thiên nhiên huyện khá đẹp với nhiều núi đá, hang động như: Hang Trại (Tân Lập) từng được xác định là địa điểm cư trú, chế tác lao động công cụ của người nguyên thủy. Còn mái đá làng Vành (xã Yên Phú) đã được tổ chức khai quật vào năm 1929 và tìm được 951 hiện vật, có dấu tích của nền Văn hóa Hòa Bình. Lạc Sơn còn có di tích lịch sử cách mạng (chiến khu Mường Khói ở xã Ân Nghĩa).

 

Trước cách mạng tháng Tám cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, ở Lạc Sơn tồn tại chế độ lang đạo hà khắc. Những cũng tại nơi đây, ngọn lửa cách mạng đã được nhen nhóm, gây dựng và thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Lạc Sơn là huyện đầu tiên của tỉnh giành được chính quyền về tay nhân dân, ngày 20/8/1945. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng bộ và nhân dân Lạc Sơn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương đã động viên hàng ngàn ngơười con ơưu tú tham gia chiến đấu dũng cảm và phục vụ chiến đấu, lập công xuất sắc. Toàn huyện có 1.041 liệt sỹ; 664 thương, bệnh binh; 3 gia đình có công với nươớc; có 54 bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có hàng ngàn người được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cho huyện Lạc Sơn và 9 xã, 1 thị trấn. Nhân kỷ niệm 130 năm thành lập huyện (2016), huyện Lạc Sơn đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.

 

Trong hành trình 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh, huyện Lạc Sơn có những đóng góp quan trọng. Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Hoà Bình, Đảng bộ, nhân dân huyện Lạc Sơn đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.  Kế thừa và phát huy kết quả của những nhiệm kỳ trước, trong 5 năm qua (2010 - 2015) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, kinh tế từng bước vượt qua khó khăn. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 11,76%, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 30,5 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 19,5%. Chương trình được sự quan tâm, đến nay, toàn huyện có 3 xã được công nhận xã đạt danh hiệu NTM (xã Vũ Lâm, Liên Vũ và xã Nhân Nghĩa). Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được nhân dân đồng tình ủng hộ, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, nét bản sắc văn hóa dân tộc Mường được khẳng định trong cuộc sống thường ngày tại mỗi xóm, bản, KDC. Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, toàn huyện có 29 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; có 11/29 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; các chương trình xóa đói, giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng, huyện luôn đẩy mạnh phong trào đền ơn, đáp nghĩa. Thế trận QP-AN được xây dựng và củng cố vững chắc. Vị trí, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, quản lý Nhà nước của chính quyền, tập hợp vận động quần chúng của mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng lên.

 

 Hướng tới bước phát triển mới, huyện đã và đang phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng năng suất nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững. Tiếp tục thực hiện NTM; huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát huy tiềm năng, lợi thế, thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, giải quyết việc làm, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Mọi nỗ lực của huyện Lạc Sơn đều hướng tới xây dựng huyện vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, giàu bản sắc văn hóa và mạnh vể quốc phòng, an ninh.

 

                                                            

                                                Bùi Văn (tổng hợp)

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục