(HBĐT) - Trước kia, huyện Đà Bắc thuộc lộ Đà Giang. Đến thế kỷ XV, Đà Bắc là một động của Mộc Châu thuộc phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hoá. Năm Cảnh Hưng thứ 36 (năm 1775), Mộc Châu chia thành 3 châu là Mộc Châu, Mã Nam và Đà Bắc. Từ đó, Đà Bắc trở thành đơn vị hành chính cấp châu thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá.

 

Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập ra tỉnh Mường, đặt lỵ sở ở Chợ Bờ (hay còn gọi là tỉnh Bờ). Tỉnh Mường có 4 phủ là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Châu Đà Bắc thuộc Chợ Bờ. Ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định tách huyện Mai Đà thành 2 huyện Mai Châu và Đà Bắc. Đến nay, huyện Đà Bắc có 19 xã, 1 thị trấn, dân số trên 5,5 vạn người (gồm người Tày, Mường, Dao, Kinh…)

  Trường THCS thị trấn Đà Bắc (huyện Đà Bắc) được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dành cho việc giảng dạy, học tập của thầy cô và học sinh.

Đà Bắc nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Huyện Đà Bắc có địa hình núi đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Đây cũng vùng đất cổ có bề dày lịch sử, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Trải qua 130 năm thành lập, 60 năm tái lập huyện, dù đã qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, tên gọi, nhưng suốt chặng đường đã qua, Đà Bắc đều khẳng định được truyền thống văn hoá, lịch sử. Người dân cần cù trong lao động, trung thực trong cuộc sống; đoàn kết, kiên cường trong phòng- chống thiên tai, địch hoạ.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo, huyện Đà Bắc từng là điểm được chọn xây dựng các khu căn cứ cách mạng Hiền Lương-Tu Lý, Mường Diềm. Đà Bắc đã góp sức mình vào cách mạng Tháng Tám thành công ở tỉnh nhà, vào 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Với những chiến công trong công cuộc đấu tranh cách mạng, huyện Đà Bắc và các xã: Hiền Lương, Tu Lý, Toàn Sơn, Hào Lý, Vầy Nưa, Trung Thành và Mường Chiềng đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân… Huyện  có 1 liệt sĩ được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (anh hùng Triệu Phúc Lịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp); 7 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc đã chấp nhận hy sinh, “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công trình thủy điện Hòa Bình triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đã có 2.930 hộ với 18.400 nhân khẩu tham gia trong cuộc chuyển dân vì công trình thế kỷ.

Truyền thống quý báu đó là nền tảng, động lực để Đà Bắc hôm nay vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoà sức mình vào bước phát triển của tỉnh. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện đạt được nhiều kết quả đáng mừng như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: CN-TTCN, xây dựng tăng từ 12% lên 19%; thương mại - dịch vụ, du lịch tăng từ 34% lên 38%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 54% xuống còn 43%. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 229,6 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 21 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 396 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng. Tổng sản lượng cây có   hạt đạt 47.324 tấn. Hộ nghèo giảm 5%/năm. Toàn huyện có 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ; 237 cơ sở SX-KD; 29 hợp tác xã và hơn 900 hộ kinh doanh cá thể, tạo việc làm cho khoảng 1.600 người, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập trên địa bàn huyện.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng mức, sự cách biệt giữa các vùng trong huyện ngày càng giảm rõ rệt. 100% xã có đường ô tô, điện lưới đến trung tâm xã. 98,2% hộ được sử dụng điện. 98% hộ được xem truyền hình và nghe đài. Các trường học đều được xây dựng từ cấp 4 trở lên. 50% trạm y tế cơ sở được xây dựng khang trang, 15/20 trạm y tế xã có bác sỹ. Tỷ lệ thôn, bản văn hóa đạt 70%; cơ quan, trường học văn hóa đạt 100%; gia đình văn hóa đạt 70%. VH-XH có sự tiến bộ và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên, đời sống dân sinh được cải thiện; việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc được coi trọng. Các hủ tục từng bước đẩy lùi. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và có sự chuyển biến tích cực. . Nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập, huyện Đà Bắc đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba…

Với truyền thống lịch sử, văn hóa cùng sức mạnh nội lực, hiện nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện đã và đang phát huy tốt sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động,  tiềm năng thủy sản, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tâm linh, bản sắc văn hóa. Đồng thời, huyện có các giải pháp phù hợp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh. Giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất; điều hành, quản lý, tăng cường bảo vệ môi trường; tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính gắn với phòng - chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo QP-AN và TTATXH, sớm đưa Đà Bắc thoát khỏi huyện nghèo và ngày càng phát triển.

(Còn nữa)  

                                                                    Bùi Văn (TH)

Bài 29:  Yên Thủy- vùng đất gần 55 năm xây dựng và phát triển

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục