Thi bện thừng trâu trong Hội xuân Văn hoá - thể thao năm Canh Dần.

Thi bện thừng trâu trong Hội xuân Văn hoá - thể thao năm Canh Dần.

(HBĐT) - Với hơn 70% dân số là người dân tộc Mường, huyện Kỳ Sơn đã từng được biết đến như một xứ Mường bình yên và phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, những nét đẹp văn hoá truyền thống đang dần bị phai nhạt. Đứng trước thực tế đó, thời gian gần đây, huyện đã bắt đầu chú trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

 

Bản sắc văn hoá dân tộc Mường trước tiên được hiển hiện qua những mái nhà sàn truyền thống, nhưng hiện nay ở Kỳ Sơn, nhà sàn chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay ở hai xã Độc Lập và Phúc Tiến. Trang phục dân tộc Mường giành cho nam giới và trẻ em cũng hoàn toàn biến mất, chỉ còn trang phục giành cho nữ giới. Toàn huyện hiện chỉ còn lại vài chiếc cồng chiêng cổ rải rác trong nhân dân hai xã Dân Hạ, Phúc Tiến. Các món ăn ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Mường hầu như không còn. Phong tục ma chay, cưới xin thì đã được giản lược và “Kinh hoá”, không còn như truyền thống. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng VH – TT huyện Kỳ Sơn trăn trở: “Không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là bản sắc văn hoá truyền trống của bà con dân tộc Mường ở Kỳ Sơn đang bị phai nhạt. Ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, huyện đang nỗ lực tập trung vào các hoạt động để khơi gợi, tìm lại và bảo tồn văn hoá Mường”.

 

Câu lạc bộ dân ca Mường của xã Phúc Tiến được thành lập năm 2006 đã trở thành điểm gặp gỡ, tạo điều kiện cho các nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu. Câu lạc bộ được sự hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn của Viện nghiên cứu âm nhạc Việt Nam nên đã kịp thời sưu tầm, truyền dạy được nhiều những làn điệu dân ca Mường cổ quí báu. Không chỉ có tác dụng là nơi sinh hoạt, giao lưu, học tập, những hoạt động sôi nổi của câu lạc bộ đã góp phần tích cực vào việc dấy lên phong trào học và hát dân ca Mường của xã Phúc Tiến nói riêng, các xã trong vùng nói chung. Cuộc thi hát dân ca Mường được Phòng VH – TT huyện tổ chức vào đầu xuân Canh Dần với phong phú, ặc sắc các làn điệu, hấp dẫn - độc đáo trong cách biểu diễn và  thu hút hàng nghìn người xem đã bước đầu “đánh thức” lại nét đẹp văn hóa truyền thống này.

 

Tích cực đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, “Hội xuân văn hoá - thể thao” được Phòng VH – TT huyện xác định là hoạt động trọng điểm, tổ chức hàng năm để “kéo” nhân dân trở về với nề nếp sống, sinh hoạt truyền thống của người Mường. Ngoài những trò chơi dân gian truyền thống như: bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co… ội xuân còn được tổ chức theo hình thức “Làng vui chơi – làng ca hát” với các môn thi thú vị như: Bện thừng trâu, đan sọt, bện bùi nhùi, gói bánh tréo kheo, gói bánh ốc...  và hát dân ca Mường. Thông qua các hội thi, những giá trị văn hoá truyền thống như phong tục gói bánh ốc không nhân để thanh niên Mường đi hỏi vợ hay chuẩn bị cặp bánh tréo kheo cúng ông bà tổ tiên ngày Tết…đã được truyền tải đến người dân sinh động, thú vị. Bên cạnh đó, các cuộc thi, hội diễn văn hoá văn nghệ được huyện Kỳ Sơn tổ chức trong nhiều năm qua đều đưa tính dân tộc lên là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá, chấm điểm, góp phần không nhỏ vào việc “tìm lại” nét đẹp văn hoá Mường.

 

Những nỗ lực đó của chính quyền, ngành VH – TT Kỳ Sơn đã bước đầu mang lại kết quả đáng phấn khởi. Hiện nay, nhân dân một số xã trong huyện đã tình nguyện đóng góp để sắm mới được 4 bộ cồng chiêng và thường xuyên sử dụng trong các hoạt động của làng xã, ma chay, cưới xin. Đặc biệt, trang phục của phụ nữ Mường truyền thống được các chị em ngày càng yêu thích, trở thành bộ “lễ phục” trong nhiều dịp lễ hội, đám cưới…. 

 

                                                                           Dương Liễu

                                                                                   

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục