Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.

Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.

(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.

 

Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, ngay từ thời xã xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ phân bố không đồng đều cả về số lượng dân và mật độ phân bố.

 

Tại Hòa Bình, người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao trung bình là 300m, nơi mà trước kia các trung tâm trù phú nhất của người Mường ở Hòa Bình với những cái tên như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

 

Hai huyện Kim Bôi và Lạc Sơn có số người Mường chiếm trên 46% dân số người Mường toàn tỉnh và cũng là nơi người Mường tập trung đông nhất. Nếu tính cả 2 huyện Tân Lạc và Lương Sơn – là những địa phương có số dân người Mường đáng kể trong tỉnh – thì tỷ lệ người Mường của bốn huyện này chiếm 69,5% số dân người Mường của tỉnh (năm 1999). Năm 2011, số lượng người Mường ở Hòa Bình chiếm 61,82%. Toàn tỉnh chỉ có huyện Mai Châu là địa phương có số dân Mường ít nhất. Tuy nhiên, mật độ phân bố người Mường cao nhất là ở huyện Lạc Sơn (216 người/1km2 – số liệu năm 2009), tiếp đó là huyện Yên Thủy (206 người/km2), Lương Sơn (205 người/km2) và huyện Kim Bôi (196 người/km2). Hai huyện có mật độ phân bố người Mường thấp nhất là Đà Bắc (59 người/km2) và Mai Châu (91 người/km2).

 

Xét ở quy mô xã, theo thống kê năm 1999, toàn tỉnh có 214 xã, trong đó có 4 thuộc huyện Mai Châu là không có người Mường cư trú( ở những xã này, mỗi xã chỉ có dới 10 người là dân tộc Mường), 8 xã khác, mỗi xã có 20 đến 30 người Mường, 37 xã có số dân người Mường từ trên 50 đến 1.000 người; 103 xã có số dân người Mường từ trên 1.000 đến 3.000 người, 37 xã có số dân người Mường từ trên 3.000 đến 4.000 người và 25 xã có số dân người Mường trên 5.000 người. Đặc biệt, một số xã có mật độ phân bố người Mường cao là Tân Lập, Ân Nghĩa, Yên Phú (Lạc Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi….Huyện Mai Châu có số dân người Mường ít nhất nhưng vẫn có 3 xã có dân số Mường khá cao là Ba Khan (người Mường chiếm 97,6% trong tổng số dân), Phúc Sạn (62,3%) và Tân Mai (51%).

 

Hiện nay, người mường ở Hòa Bình cư trú xen kẽ với người Kinh. Tỉnh Hòa Bình có 135 xã có 2 dân tộc thì 129 xã có hai dân tộc Kinh và Mường. Nhiều nơi, xóm làng của người Mường cũng chẳng khác gì người Kinh, quanh làng cũng có lũy tre bao bọc, nhà đất xuất hiện ngày càng nhiều.

 

Người Mường sống tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm trên 90%). Ở các khu vực thành phố, thị trấn cá huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, TP Hòa Bình có trên 11.000 người Mường sinh sống…

 

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có nhiều biến đổi. Từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín, đồng bào đã bắt đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa nên đã có sự tăng trưởng bước đầu của dân cư đô thị và nhiều vùng nông thôn.

 

 

                                                                                HBĐT thực hiện

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục