Nhà sàn truyền thống của người Thái đen.

Nhà sàn truyền thống của người Thái đen.

(HBĐT) - Trong kiến trúc nhà sàn của người Thái đen, “cột thiêng” có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như trụ cột, chứa đựng linh hồn của ngôi nhà, là biểu tượng cho sự bền vững của một gia đình.

 

Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau, người Thái ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, với những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng 3 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo phong tục xưa truyền lại.

 

Người Thái quan niệm, Mường (đơn vị hành chính có khái niệm tương đối gồm nhiều bản hợp thành như Mường Lò, Mường Thanh…hoặc lớn như một nước như: Mường Việt, Mường Trung Quốc…) là một cái nhà lớn. Trong ngôi nhà rộng lớn ấy, có cột mường (Lắc mường), tức là cột hồn mường, là trụ cột của đất nước.

 

Cột thiêng ở bên phía quản, nơi dành riêng cho đàn ông và thờ cúng. Khi dựng nhà, bao giờ cây cột này cũng được dựng trước, rồi mới dựng đến cột ở gian thờ. Người Thái có câu: Púc sau hẹ khửn cón/ Púc sau hóng nắm lăng (Cột thiêng dựng trước/ Cột gian thờ dựng sau).

 

Cột hồn mường được cụ thể hóa bằng gỗ lõi không mối mọt, đặt trang trọng trong mâm lễ cúng bản, cúng mường - “xên bản, xên mường”. Sau khi cúng xong, ông mo và người đứng đầu mường bí mật đem chôn ở bốn góc của đất “chiềng”.

 

Trong quan niệm xưa, nếu kẻ thù phát hiện ra nơi chôn cột mường và đào phá, tức là đã xâm phạm đến chủ quyền, có thể gây rối loạn cho bản mường, tiến tới lật đổ hệ thống cai trị hoặc xâm chiếm bản mường đó. Người Thái cho rằng, Then luông từ trên trời giữ dây mường nối với cột mường, khi nào dây mường còn chắc thì vận mệnh của mường còn hưng thịnh và ngược lại, nếu Then luông buông dây mường thì cột mường lung lay, thiên tai địch họa sẽ đổ xuống bản mường.

 

Ngôi nhà trong quan niệm của người Thái đen không chỉ là nơi ở của những người còn sống, mà còn là nơi trú ngụ của những linh hồn người qua đời. Khi dựng cột thiêng là một sự nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình phải có bổn phận nhớ ơn và thờ cúng ông bà, tổ tiên, sống sao cho có ích, phát huy được truyền thống tốt đẹp của gia đình.

 

Trong ngôi nhà sàn, trên cột thiêng bao giờ cũng có một giỏ tre được gọi là: “chóp nguôm” đan từ trước, lồng vào cột thiêng từ trước khi dựng. Giỏ tre này tượng trưng cho bầu trời bao bọc lấy trái đất. Trên “chóp nguôm” treo hình rùa đẽo bằng gỗ, ba bông thì là – “sam hom chík”, ba bông lúa “sam huống khẩu”, gói hạt rau cải – “tén phắc cát”, một số nơi còn có hình con cò bằng gỗ và linh vật của nam và nữ...

 

Mỗi biểu tượng treo trên “chóp nguôm” đều có những ý nghĩa sâu sắc, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Hình rùa tượng trưng cho thần rùa, vị thần được trời cử xuống dậy cho người Thái biết cách làm nhà để tránh mưa giông giá rét theo hình rùa đứng, đồng thời còn chuyên chở ước mong cuộc sống gia đình hòa thuận, mạnh khỏe, con cháu đông vui, làm được nhiều của cải. Hạt mùi và thì là tượng trưng cho âm dương…

 

Cột thiêng trong ngôi nhà sàn của người Thái không chỉ ẩn chứa quan niệm tôn giáo của thời kỳ phụ hệ, mà còn thể hiện những ước mơ thánh thiện, quan niệm sống, là điểm tựa tinh thần cho mỗi người. Mỗi con người đều phải có trách nhiệm với truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, có trách nhiệm với cộng đồng, phấn đấu vì một ngày mai tươi sáng hơn.

 

 

HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục