(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.

 

Người Mường xưa trồng dâu bằng hom, đây là cách trồng theo truyền thống dân gian, cây hom giống không qua xử lý nên để cho hom tự ra rễ, nảy lộc nên tỷ lệ sống không cao lắm. Ngày nay, do sự phát triển mạnh của KH-KT, công nghệ sinh học áp dụng trong nông nghiệp nhân, tạo giống mới cho năng suất cao được Nhà nước đẩy mạnh, trong đó có nhân, tạo giống cây dâu mới, người Mường đã áp dụng trồng dâu bằng cách ươm hạt cho lên cây non mới đem trồng nên tỷ lệ sống cao, năng suất lá dâu được nâng lên rõ rệt.

 

Người Mường trồng dâu trong vườn, quanh bờ dậu, ven bờ các rộc hẻm, bờ ruộng, đặc biệt là trên các bãi sông, bờ thoải các con sông, suối, đấy là những nơi có thổ nhưỡng đặc biệt phù hợp cho cây dâu phát triển.

 

Cây dâu được trồng theo mùa, vụ theo kiểu trồng lúa, được trồng chủ yếu vào mùa mưa nóng. Khi cây đã phát triển, người ta cứ để vậy, hàng năm vào cuối đông đốn hạ cành nhỏ để sang xuân dâu ra lộc, ra cành mới cho lá mới to ngon hơn.

 

Cây dâu ra lá quanh năm và không có hiện tượng rụng lá như những cây khác, tuy nhiên, mùa đông lá phát triển kém hơn. Người Mường khai thác lá dâu cho tằm ăn hái từ lá già đến lá bánh tẻ, để lại lá non nuôi ngọn sau mới hái.

 

Trong đời sống thường ngày, ngoài việc lấy lá nuôi tằm, với người Mường, cây dâu còn là vị thuốc quý, đặc biệt dùng để chữa gãy xương. Việc lấy cây dâu chế biến ra nhiều bài thuốc chữa bệnh hầu như ít người biết đến, chỉ có những người làm nghề thuốc nam biết và họ giữ như bí quyết nghề nghiệp, chỉ truyền cho con cháu trong nhà. Song nếu ai đó không may bị gãy xương, họ thường lấy cây dâu dùng làm nẹp cố định xương, sau đó đắp thêm các thuốc khác.

 

Xứ Mường xưa dọc theo các con sông, suối, xanh mướt hai bên bờ những đồng lúa, nương dâu. Cũng từ những bãi dâu xanh, câu chuyện thơ dân gian truyền miệng “Chuyện nàng Hùy Nga - Đạo Hai Mối”, tác giả dân gian đã lấy những bãi dâu làm nền cho câu chuyện tình bi thảm, đầy trắc trở giữa nàng Hùy Nga và chàng Hai Mối trên bờ sông Ngang, Không Ai -  Bến Đuộng, Cẩm Thủy, Quan Hoàng...  thuộc vùng bắc Thanh Hóa  ngày nay. Khi chết, đôi trai gái hóa thành hai cây dâu to, cành lá quấn quýt đan nhau như biểu tượng của  khát vọng tình yêu chung thủy, không gì chia lìa của người Mường.

 

Trong đời sống tâm linh, cây dâu được coi là cây thiêng dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng dân gian và các nghi thức thiêng liêng khác. Khi đất đai trong khu vực mồ mả nhà ai sụt lún hay vào mùa mưa gió làm sạt lở, dân gian Mường cho rằng long mạch đã bị tổn thương, đất bị rách nên cần được vá, nối lại để đất đai, mồ mả được yên lành. Cành cây dâu được dùng làm xương được bó chỉ xanh, chỉ hồng, nước cây vang đỏ được dùng làm máu dùng chôn xuống nơi sạt lở, đó là nghi thức vá đất, nối long mạch. Với người chết bất thường bị mất xác, cây dâu được dùng làm vật thay thi hài cho vào quan tài quàn, sau đó tổ chức tang lễ, chôn cất như những đám ma bình thường. Trong tục làm chay, người ta dùng cành cây dâu làm roi đuổi tà ma. Như vậy, cây dâu là vật trấn tà, đem lại sự yên lành.

 

Trong xã hội cổ truyền, sản xuất tự cấp, tự túc, chuyện cái ăn, cái mặc là cả một vấn đề lớn, đôi lúc nan giải với các gia đình người Mường, nhất là các gia đình nghèo. Trang phục được may từ lụa thô được dệt từ sợi tơ tằm ăn lá dâu đối với người nghèo là thứ quý giá, xa xỉ, có người cả đời không có một manh để mặc. Vì thế nên việc quý trọng cây dâu có từ lâu đời, trải qua nhiều thế hệ từ thời sơ sử về sau càng ngày họ càng phát hiện ra các tính năng quý của dâu cũng như những “chuỗi sản phẩm” sau cây dâu nên sự linh hóa dùng cây dâu trong các nghi lễ tín ngưỡng dân gian hay làm vật thế thi hài trong các đám tang người chết mất xác là hình thức tôn sùng, đẩy cao lên từ ứng dụng thực lên “ứng dụng” vật thế, biểu tượng trong văn hóa tâm linh. Từ loài cây bình thường cây dâu được thơ ca dân gian xây dựng nên thành biểu tượng của tình yêu son sắt, chung thủy, được dân gian linh hóa thành một hình tượng văn hóa biểu hiện sự yên lành.

   

 

 

 

                                                                 Bùi Huy Vọng

                                                      (Hương Nhượng - Lạc Sơn)

 

 

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục