Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.

Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.

(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

 

  Mỗi độ Tết đến, xuân về, các gia đình làng trên, xóm dưới các xã vùng hạ lưu sông Đà của huyện Kỳ Sơn lại quây quần gói bánh uôi chuẩn bị cho ngày Tết. Đặc biệt hơn, hầu như năm nào vùng này cũng tổ chức lễ hội xuân. Đúng vào ngày đó, cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ vui tươi khác, các làng lại mở hội thi gói bánh uôi. Hội thi luôn thu hút sự đông đảo người dân tham gia. Trong tiếng vỗ tay tán thưởng, hò reo cỗ vũ, các đội cùng  trổ tài làm bánh, thi xem đội nào nhanh tay gói được nhiều bánh nhất, đội nào khéo léo để có những cặp bánh hình thức đẹp. Khi bánh đã được hấp chín thì chấm điểm xem bánh của đội nào đạt được độ dẻo, thơm ngon hơn.

 

   Với bà con người Mường ở xã Yên Mông hay phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình), bánh uôi là ẩm thực có hương vị Tết đậm đà. Vào những ngày này, chị em được dịp thể hiện sự khéo léo của mình qua các công đoạn làm bánh. Tưởng chừng đơn giản nhưng để gói bánh cần thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Chị Nguyễn Thị Vi ở xóm Yên Hòa, xã Yên Mông chia sẻ: Không có bí quyết gì nhiều nhưng muốn bánh ngon, hấp dẫn, trước tiên là chuẩn bị đủ các nguyên liệu gồm bột, hành, thịt hoặc đỗ xanh, dây lạt... Bột bánh làm từ gạo nếp, gạo càng dẻo thì chất lượng bánh càng ngon. Trước khi gói, gạo nếp đem vo kỹ, đổ vào chậu ngâm từ 3 - 4 giờ đồng hồ sau đó vớt ra mẹt, để ráo nước rồi cho vào cối xay hoặc giã thành bột mịn. Về nhân, có hai loại, nếu là nhân thịt cần tẩm ướp với hạt tiêu làm dậy  mùi thơm hoặc nấu chính đỗ xanh đã đãi vỏ, giã mịn nắm thành từng nắm nhỏ để ra bát. Lá gói bánh thường là lá chuối rừng tươi hoặc khô đã cắt thành những tấm vừa vặn, có thể hơ lá trên bếp lửa để lá mềm giúp gói dễ hơn. Công đoạn gói bánh bắt đầu sau khi bột được hòa vào nước, trộn nhuyễn thành khối và xắt thành những miếng nhỏ đủ để bao trọn nhân bánh. Khi gói, đặt hai phần bánh ở hai đầu đối xứng trong tấm lá chuối, cuộn lại, xoắn thật nhanh và chặt tay, tiếp đó chập đôi hai đầu thành một, buộc đầu đó lại bằng một dây lạt mềm rồi cắt gọn cuống lá cho đẹp mắt. Sau khi đã hoàn tất công đoạn gói, bánh được xếp vào chõ theo chiều dựng đứng để bánh chín đều, hấp cách thủy khoảng 2 giờ đồng hồ rồi được bắc xuống, cho ra mẹt.

 

   Từ lúc xếp bánh vào chõ đến lúc bánh được hấp chín là cả một sự đón đợi háo hức. Thú vị hơn khi bánh được xếp vào mẹt, chờ cho đến khi bánh nguội mới dễ bóc sẽ ngon, hấp dẫn hơn. Để thưởng thức, trước tiên  tháo bỏ dây lạt, tách hai đầu lá tước dọc từng thớ lá. Hãy nhớ khi bóc bánh, chỉ tước lá từng chút, từng chút một vì bánh rất dẻo, tránh để bánh dính vào lá. Và lúc này có thể cảm nhận hương vị dẻo thơm hòa quyện của gạo nếp, thịt lợn, hạt tiêu, lá chuối...

 

   Cái tên bánh uôi hay bánh tình yêu, bánh đoàn kết vốn đã khơi dậy trí tò mò của nhiều người. Càng tò mò, khó hiểu hơn trước hình dạng của bánh với 2 phần giống nhau tuy hai mà một, ngắn ngắn, tròn tròn được xâu bằng lạt mềm. Bánh tượng trưng cho tình yêu, tinh thần đoàn kết, loại bánh mang hương vị Tết, nét văn hóa ẩm thực lưu giữ trong đời sống người Mường. Ngày Tết tới thăm nhà nhau, những cặp bánh uôi dẻo thơm lúc lỉu trên tay là món quà quý đem đến, mang về. Không khí Tết thêm ấm áp, đủ đầy hơn khi nhà nhà có những cặp bánh uôi đặt trên bàn thờ gia tiên hay xếp trong mâm cỗ Tết của tình thân, tình đoàn kết sum vầy.

 

 

                                                           Duy Duy

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục