Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

Một tiết mục đặc sắc trong liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca và trình diễn trang phục dân tộc Mường ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn năm 2016.

(HBĐT) - Được tham dự liên hoan chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường do Phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn tổ chức, chúng tôi thật bất ngờ bởi công tác tổ chức được tiến hành khá bài bản, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là một hoạt động văn hóa thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT Lạc Sơn.

 

Mới tờ mờ sáng, các diễn viên là học sinh khối tiểu học, THCS, giáo viên từ 4 cụm vùng huyện đến các xã vùng cao, vùng Quyết Thắng, vùng Cộng Hòa, vùng Đại Đồng với trang phục dân tộc Mường truyền thống  đủ sắc màu, khuôn mặt rạng rỡ đã đến để chuẩn bị cho phần trình diễn của đội mình. Liên hoan được tổ chức trong một buổi sáng, thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn tham gia cổ vũ. Nhà văn hóa huyện Lạc Sơn không còn một chỗ trống.  Khi ánh đèn sân khấu nhà văn hóa huyện Lạc Sơn bừng sáng, màn trình diễn trang phục dân tộc của các em học sinh, giáo viên đã mở màn đầy ấn tượng. Tham dự liên hoan là các tiết mục được dàn dựng công phu, đặc sắc của cán bộ, giáo viên, học sinh được tuyển chọn từ vòng sơ khảo 4 cụm. Liên hoan bao gồm 4 nội dung và được chia thành 8 phần thi: Trình tấu chiêng Mường học sinh THCS; trình tấu nhạc cụ dân tộc học sinh THCS; hát dân ca Mường của cán bộ, giáo viên, nhân viên; hát dân ca Mường học sinh THCS; hát dân ca Mường học sinh tiểu học; trình diễn trang phục dân tộc Mường học sinh tiểu học; trình diễn trang phục Mường học sinh THCS; trình diễn trang phục dân tộc Mường của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các tiết mục: nhạc cụ dân tộc, những làn điệu chiêng, hát thường rang, bộ meẹng, hát đúm dân ca Mường được trình diễn để lại cho người xem nhiều cảm xúc, đặc biệt là thế hệ trẻ.  

Đồng chí Bùi Văn Lịnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn, Trưởng Ban tổ chức liên hoan cho biết: Đây là lần đầu tiên ngành GD&ĐT huyện tổ chức liên hoan chiêng Mường. Qua đó, Ban tổ chức không quá kỳ vọng vào việc đòi hỏi giáo viên và học sinh trình tấu các giai điệu chiêng thật điêu luyện, hát dân ca Mường thật hay, mặc trang phục Mường thật đẹp như các nghệ nhân, nghệ sỹ. Thông qua những hoạt động này, không chỉ giáo viên hay thế hệ tương lai của đất nước mà mỗi người đang công tác, học tập, sinh sống trên địa bàn huyện đều tự hào về những bản sắc của dân tộc mình để từ đó có ý thức hơn trong tiếp cận nhằm tôn vinh, giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. Đây là dịp để các nghệ nhân có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phát huy giá trị văn hóa của địa phương...

Đánh giá về việc tổ chức liên hoan, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho rằng: Lạc Sơn là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức một hoạt động sáng tạo, thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh. Trong lễ kỷ niệm của tỉnh sẽ có phần trình diễn chiêng Mường của 1.500 nghệ nhân. Việc tổ chức liên hoan đã góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc như mo Mường, chiêng Mường, hát ví, hát đúm, trang phục của dân tộc Mường.  

Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân tham dự. Liên hoan khép lại một hoạt động có ý nghĩa tích cực để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Các tiết mục đã truyền cảm hứng cho hoạt động lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường không chỉ trên địa bàn huyện Lạc Sơn mà trên các vùng Mường trên toàn tỉnh.

 

                                                                      Hương Lan 

 

 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục